Danh mục

Ngành học quản trị nguồn nhân lực: Thực trạng viễn cảnh việc làm và các thay đổi trong cuộc cách mạng 4.0

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.15 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày ngành quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp; người làm công tác nhân sự phải biết cách tuyển chọn đúng người, đúng số lượng, đúng thời điểm và lên kế hoạch đào tạo phù hợp để người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngành học quản trị nguồn nhân lực: Thực trạng viễn cảnh việc làm và các thay đổi trong cuộc cách mạng 4.0 NGÀNH HỌC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC: THỰC TRẠNG -VIỄN CẢNH VIỆC LÀM VÀ CÁC THAY ĐỔI TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 PGS.TS. Đào Duy Huân Tóm tắt: Nhân sự là nguồn lực quý giá nhất của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có một bộ máy tổ chức 'Đúng người, đúng việc', rõ ràng quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị nhân sự là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp; người làm công tác nhân sự phải biết cách tuyển chọn đúng người, đúng số lượng, đúng thời điểm và lên kế hoạch đào tạo phù hợp để người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2018, Việt nam có hơn 750 ngàn doanh nghiệp, dự kiến đến năm 2030, Việt Nam phải có 2 triệu doanh nghiệp, nghĩa là sẽ có trên 1,2 triệu doanh nghiệp mới. Giả thiết rằng một doanh nghiệp chỉ cần chuyên viên nhân sự, thì đến năm 2030, có nhu cầu tuyển dụng 1,2 người làm nhân sự. Điều này nói lên cơ hội rất lớn cho những trường và những ai cho nhu cầu vào học nghề quản trị nhân sự để cung cấp cho công ty. Từ khóa: nghề nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, ngành đào tạo 1. Giới thiệu nghiên cứu Quản trị Nhân lực được xem như là “chìa khóa” cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh sôi động. Không chỉ thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thu hút người lao động, nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp; người làm việc trong ngành Quản trị Nguồn nhân lực còn góp phần không nhỏ trong việc gắn kết các bộ phận làm việc trong 1 tổ chức, giải quyết xung đột giữa các nhân viên, đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất làm việc, tạo động lực cho nguồn lực lao động và tham mưu chiến lược về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở mảng nhân sự. Vì vậy, nghề nhân sự mãi phát triển theo sự phát triển tổ chức. Theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, đến cuối năm 2018, cả nước hiện có 750 nghìn doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức. Đến năm 2020 là còn 2 năm, với tốc 48 độ khoảng 130 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới mỗi năm thì con số 1 triệu doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế quy mô nhỏ như: hợp tác xã, hộ cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp nên số lượng doanh nghiệp sẽ đạt mục tiêu. Với sự phát triển của doanh nghiệp, của tổ chức về số lượng, qui mô và chất lượng nguồn lực, thì nghề nhân sự ngày càng có nhu cầu lớn. Hiện trạng những năm qua cho thấy, nghề nhân sự chưa được quan tâm đúng mức trong thiết kế các ngành đào tạo của các trường, chưa được thể hiện trong chương trình đào đào, về người dạy, về thực hành ..đã dẫn đến người học thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng chuyên về nhân sự. Tình trạng thiếu- yếu này không được quan tâm giải quyết, thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong quản trị nguồn lực của mình, nhất là khi có sự tác động tích cực của cuộc các mạng 4.0. Xuất phát từ viễn cảnh đó, việc nâng tầm, thành lập mới ngành quản trị nguồn lực riêng biệt ở trong trường đại học, trong đó có trường Đại học tài chính - Marketing là cần thiết. Bài viết này được hoàn thành, dựa trên phương pháp thảo luận nhóm chuyên sâu với 5 người đang nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học: Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Lao động – xã hội, đại học kinh tế - tài chính và đại học Kinh tế - Luật. Dữ liệu dùng nghiên cứu là thứ cấp do tổng cục thống kê, các bài viết đăng trên tạp chí khoa học các trường, viện, các sách chuyên khảo, thực hiện nghiên cứu tại bàn. 2. Kết quả đạt được 2.1. Khái quát ngành quản trị nhân sự HR (Human Resources) là ngành quản trị nhân sự. Các công việc của HR liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty và có kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực các cá nhân, phòng ban để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Theo lý thuyết quản trị, hạ tầng một doanh nghiệp bao gồm 4 yếu tố quan trọng: con người, quy trình, cơ cấu tổ chức và công nghệ. Con người hay quản lý nhân sự sẽ thay đổi rất nhiều trong thời gian tới dưới tác động của các công nghệ 4.0. Cụ thể từ những thay đổi cốt lõi, sâu sắc dưới đây. Mô hình và quy trình kinh doanh thay đổi: Công nghệ đã giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình kinh doanh sản xuất ví dụ như xe taxi công nghệ. Bên cạnh đó, tự động hóa triển khai ngày càng nhiều trong quy trình kinh doanh cũng thay đổi tương tác và quy trình trong doanh nghiệp. 49 Chính vì vậy, các chuyên viên nhân sự cần tích hợp các chức năng nhân sự nhanh hơn, trực tiếp tham chiến cùng với các chức năng trong vận hành. Các hoạt động quản lý nhân sự cần hướng tới khách hàng – nhân viên trong doanh nghiệp cũng như khách hàng bên ngoài của công ty do khách hàng đòi hỏi trực tiếp và cấp thời tới doanh nghiệp. Các chuyên viên nhân sự cần chủ động hơn trong triển khai công tác chuyên môn của mình thay vì chờ đợi đáp ứng với các thách thức bên ngoài. Đáp ứng theo thời gian thực là thách thức quan trọng bắt nguồn từ thay đổi mô hình và quy trình trong kỷ nguyên 4.0 với các chuyên viên nhân sự. Các phần mềm đo lường sẽ thông báo về tình trạng làm việc kém hiệu quả của nhân viên và chuyên viên nhân sự trực chiến sẽ phải làm ngay một số điều gì đó để giải quyết tình huống trước mắt Cơ cấu tổ chức mở – kinh tế chia sẻ: thay đổi về công nghệ đã khiến cho mô hình doanh nghiệp mở và chia sẻ hơn bao giờ hết. Nhân lực trong doanh nghiệp sẽ ba ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: