Danh mục

Ngày trở về

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ba giờ chiều, có tiếng lạch xạch ngoài cửa. - Thế nào, anh Hoành về rồi phải không? Hơn chục người họ hàng bước vào. Mẹ bưng ngô rang và nước trà xanh mới nấu lên mời mọi người. - Khỏe chứ? Ừ, nhìn được lắm! Cũng không đến nỗi nhỉ - Giọng bác Phú oang oang. Anh vào lấy bao Vina trong ba lô ra mời hết lượt mấy người đàn ông và chợt nghĩ sao cái cảnh này giống hệt khi mình ra quân gần chục năm về trước. Những khuôn mặt hàng xóm thân quen khiến anh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngày trở về Ngày trở vềBa giờ chiều, có tiếng lạch xạch ngoài cửa. - Thế nào, anh Hoành về rồi phải không?Hơn chục người họ hàng bước vào. Mẹ bưng ngô rang và nước trà xanh mới nấu lên mờimọi người.- Khỏe chứ? Ừ, nhìn được lắm! Cũng không đến nỗi nhỉ - Giọng bác Phú oang oang.Anh vào lấy bao Vina trong ba lô ra mời hết lượt mấy người đàn ông và chợt nghĩ sao cáicảnh này giống hệt khi mình ra quân gần chục năm về trước. Những khuôn mặt hàng xómthân quen khiến anh xúc động, cho dù anh biết trong đám người này cũng không ít kẻ đếnxem anh ra sao, vì sự hiếu kỳ. Bà Tĩnh năm nay gần bảy mươi, mắt mờ, đi phải chốnggậy. Bà đến ngồi bên Hoành, sờ vào tay anh, xúc động:- Có khổ cực không con?- Con khỏe, bình thường bác ơi.- Về nhà rồi, tĩnh tâm mà làm ăn con nhé. Bớt cái tính nóng đi. Nóng nảy sinh cục cằn,nông nổi, con ạ.Anh xiết nhẹ tay bà cụ. Sau năm năm, bà đã già như thế này rồi sao. Bà góa chồng vàthường hay bị cánh đàn bà trong xóm ghen bóng ghen gió. Bà vẫn cứ bình thản sống,lặng lẽ già đi theo năm tháng. Người con trai duy nhất của bà đi xuất khẩu lao độâng bênTiệp, đã mất tin tức hơn chục năm trời. Có tin đồn anh bị bọn xã hội đen xử, lại có tin anhta sốc ma túy chết. Từ đó, hai bà góa thân thiết gắn bó với nhau, dù nhà hai người cáchnhau đầu làng tới cuối làng. Bà rất thương Hoành, coi anh như con. So với mẹ, bà Tĩnhkhổ gấp nhiều lần bởi cảnh đơn chiếc lẻ loi.- Lấy vợ đi con ạ.-Vâng. Chỉ sợ không cô nào chịu.- Lấy một cô cứng tuổi, không cần đẹp, chỉ cần họ hiền lành thôi con ạ.***Chuyện lấy vợ chính là nỗi đau của anh.Được Hiền yêu là một hạnh phúc lớn. Song, để lấy được Hiền không phải dễ. Hồi đó, côlà một cô giáo làng phơi phới xinh đẹp. Đám thanh niên theo Hiền chất mấy xe côngnông không hết. Thế nhưng Hiền lại yêu anh, gã trai nghèo tay trắng và thất học. Cha mẹHiền sau mấy năm trời kịch liệt phản đối, đành nhượng bộ khi con gái đã đến tuổi haibốn.Ai muốn lấy con Hiền thì trước hết phải chứng tỏ khả năng đảm bảo kinh tế. Không biếtlàm ăn để nuôi vợ con thì đừng bén gót tới cổng nhà này. Người nhà Hiền bóng gió nhắntin sau khi anh vừa giải ngũ được ít lâu.Rất nhiều đêm Hoành vắt tay lên trán, suy nghĩ rất lung. Gia đình Hiền khinh thường anh,song họ có lý. Sẽ trăm ngàn lần có tội nếu lấy Hiền về mà không đem lại cho cô hạnhphúc. Biết bao cô gái xinh đẹp phơi phới, sau khi lấy chồng đã nhanh chóng biến thànhbà già bởi cảnh con cái nheo nhóc, vợ chồng sớm tối chửi chó mắng mèo.Vả lại, tuổi trẻ cần lao động để tạo ra giá trị cho đời sống. Hoành cảm thấy buồn vì khôngcó điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Sẽ làm gì để có thể kiếm ra tiền? Quê anhđồng chiêm trũng, đất chật người đông, mỗi nhà chỉ có vài sào ruộng, đủ lúa ăn là tốt lắmrồi. Muốn giàu thì phải đi buôn, mà đi buôn thì phải có vốn, có kinh nghiệm...Nhưng nhất định phải làm ra tiền! Nhất định.Sau hơn một tháng đi tham khảo ý kiến của nhiều người, cuối cùng Hoành mạnh dạn đềnghị với xã được đấu thầu cánh đồng Bồ ngay trước cửa làng. Cánh đồng ấy chỉ cấy đượcvụ chiêm còn vụ mùa thì bỏ không vì ngập nước. Anh đã đấu thầu vụ mùa để nuôi cá mộtvụ.Người trong làng bảo Hoành điên rồ. Có kẻ còn mỉa mai: Cẩn thận kẻo vợ không lấyđược mà còn ôm về cả đống nợ.Nhưng vụ đầu tiên anh đã trúng đậm, trừ tiền giống, tiền thức ăn, tiền thuê ruộng, anh cóđược hơn chục triệu.Khi người nhà Hoành gánh những gánh cá nặng trĩu lên bờ bán cho lái buôn, dân làngmới sực tỉnh. Cái việc thả cá của thằng cha này hóa ra ngon ăn quá. Nước lên thì đắp bờlại giữ nước và thả cá, hết mấy tháng mùa mưa thì tháo nước ra ngoài, rồi cứ thế mà hốtcá đem lên bờ đổi lấy tiền.Bắt đầu có những kiến nghị với hợp tác xã: không cho Hoành thả cá, bởi làm hỏng ruộng.Điều này vô căn cứ vì Hoành không những không làm tổn hại đất ruộng mà còn bỏ rahàng trăm ngày công tu sửa đắp bờ bao quanh đồng, để giữ nước trong vụ chiêm khôkhát. Họ lại xoay sang lý do: nuôi cá sẽ làm chậm khâu tháo nước để cày bừa. Khôngđược xã chấp nhận, họ đề nghị tăng giá đấu thầu lên, vì họ thấy giá như vậy quá bèo.Thành công nhưng những lời đâm bị thóc chọc bị gạo luôn vo ve quanh anh. Mật ít ruồinhiều, cái làng nghèo phẳng lặng này thấy ai trội hơn, họ sẽ cảm thấy không ổn, bấtthường, sai trật tự. Hoành đã phá vỡ nếp nghĩ nếp làm nơi đây. Phải tìm cách đưa tất cảvề trật tự. Nhưng dễ gì mà lái được Hoành. Anh bàn với xã cho đấu thầu mảnh đất quanhnăm chó ỉa gần bãi tha ma để trồng cây ăn trái.- Thằng này điên rồi. Điên thật rồi. Một tay nó dám che cả trời sao?Một nhóm người làm đơn, kiên quyết bác bỏ cả ao cá lẫn bãi đất dự phòng cho ngườichết. Họ nói, những ruộng lúa kia của mỗi gia đình, không được ai xâm phạm khi chưacó sự đồng ý.Buổi chiều hôm ấy, Hoành được gọi lên ủy ban. Anh cán bộ xã trầm ngâm, ái ngại nhìnHoành:- Chúng tôi phải rút lại đấu thầu cái ruộâng nuôi cá. Bà con người ta làm dữ quá, đơn đãđi lên huyện, lên tỉnh rồi. Thông cảm nhé. Chún ...

Tài liệu được xem nhiều: