Nghề in và đồ họa sách thời NguyễnKhi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Như Hộc và nghề làm giấy của ta.
Phổ môn xuất tướng đồ. Kinh in năm Thành Thái 8 (1896). Kinh xếp, 30cmx12cm, 112tr, 42 đồ hình theo dạng nhất thư nhất họa liên hoàn Phần Chư Công nghệ Tổ sư sách Liệt Tiên truyện có chép, Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương, đỗ Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), quan đến chức Đô ngự sử,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn
Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn
Khi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương
Như Hộc và nghề làm giấy của ta.
Phổ môn xuất tướng đồ. Kinh in năm Thành Thái 8 (1896). Kinh xếp, 30cmx12cm, 112tr,
42 đồ hình theo dạng nhất thư nhất họa liên hoàn
Phần Chư Công nghệ Tổ sư sách Liệt Tiên truyện có chép, Hộc người Hồng Lục huyện
Trường Tân lộ Hải Dương, đỗ Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3
(1442), quan đến chức Đô ngự sử, từng hai lần sang sứ Trung Quốc và học được cách chế
bản in. Đi sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng Lục và Liễu Tràng (Hồng Liễu), vì thế dân có
nghề này. Sau Hộc mất, dân lập đền thờ tôn làm Tổ sư, Triều đình cũng có sắc chỉ phong
cho làm Phúc thần.
Điều này không có nghĩa là trước đó tại Việt Nam không có nghề khắc in mộc bản.
Nhưng trên thực tế mà nói, sự hoạch định thành phường hội, làng nghề phải nói có từ sau
khi Hộc đi sứ về.
Có thuyết cho rằng suốt từ thế kỷ I đến thế kỷ III, đất Luy Lâu đã là một trung tâm Phật
giáo và đã từng cho khắc in kinh Phật. Xem Lý Hoặc luận của Mâu Bác, hay qua chùm
thư tranh luận giữa bọn Đạo Cao, Pháp Minh, Lý Miễu cũng đủ biết Phật giáo ở ta thời
Bắc thuộc như thế nào. Còn ăn cứ vào ngôn từ trong lá thư của Đàm Thiên gửi Tùy Văn
Đế nói về việc in khắc các bộ kinh ở Giao Châu cơ hồ ít chứng liệu để chúng ta có một ý
niệm tự hào về lịch sử ngành in nước nhà. Vì thế, để kết luận và khẳng định một cách
khoa học lại là điều phải dè dặt rất nhiều. Bởi Trung Quốc vào đầu thế kỷ II Sai Luân
mới cải tiến phương pháp làm giấy, mãi đến trước sau thế kỷ VIII họ mới phát minh ra
công nghệ in ván khắc. Vì thế thuyết nói trên là không thực, công nghệ khắc in sách ở ta
qua các bộ sử lớn đều có đề cập đến, nhất là vào thời Lý- Trần, khi mà Phật giáo đang
được sủng ái nơi chốn triều trung đã lợi dụng cho san khắc nhiều lần bộ Đại Tạng kinh
thỉnh từ Trung Quốc về phổ biến cho các tự viện trong nước. Nhưng tất cả những gì
chúng ta có được vào giai đoạn này đều bị Minh Thành Tổ ra sắc lệnh hủy diệt, nhất là
khi Trương Phụ sang nước ta lần hai.
Quan đế bảo huấn tượng chú. Bản khắc lại năm Tự Đức Quý Dậu (1873) tại chùa Liên
Phái (Hà Nội), theo bản in năm Đạo Quang 2 (1822)
Suốt một thời kỳ từ lúc Nguyễn Trãi đọc Cáo Bình Ngô cho đến khi Nguyễn Ánh ngồi rũ
áo trên ngôi với bao nhiêu biến cố thăng trầm, vì nhiều lý so khiến cho sách vở của nước
ta mất mát nhiều. Theo bước thống kê ban đầu thì 70% số sách còn lại thuộc di sản Hán
Nôm là sách chép tay, số sách còn lại là sách in có niên đại sớm nhất vào thời Lê trung
hưng trở lại (trong đó số sách in vào thời Nguyễn chiếm đa phần).40 năm đầu của Gia
Long và Minh Mạng là thời kỳ vàng son trong sự trì trệ chung của thế cuộc nhà Nguyễn,
cho dù có những thành công ghi nhận về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,… Nhưng do bản
chất lạc hậu, nền tảng tư tưởng chậm so với lịch sử cho nên Nho giáo chỉ còn là những
công thức ràng buộc, Phật giáo ở làng với hệ Tam giáo đồng đường cũng đã nhạt nhẽo đi
không còn là chỗ dựa tinh thần thực sự của trí thức và dân lao động. Nếu như công nghệ
xuất bản sách ở Trung Quốc hưng thịnh nhất vào thời Tống- Minh thì ở Việt Nam đỉnh
cao đó lại được đúc kết ở vương triều phong kiến cuối cùng này. Theo thống kê của Mai
Hồng và Nguyễn Hữu Mùi thì ở ta có tới 318 “nhà in”, đại bộ phận mang niên đại
Nguyễn. Có một số sách gắn với một vài cơ sở in có tiếng và tuổi thọ khá lâu như phường
in Hồng Liễu 211 tuổi (1683-1904), Đa Bảo tự 216 tuổi (1665-1881), Vĩnh Khánh tự 157
tuổi (1750-1907), Đoan Nghiêm tự 140 tuổi (1763-1903), Quốc Tử Giám 89 tuổi (1820-
1909), Liễu Văn đường 91 tuổi (1834-1925),… Gắn với một số nhân vật khởi xướng
phục hưng công nghệ in khắc trong giai đoạn này như hòa thượng Phúc Đường (chùa
Liên Phái), Trần Công Hiến (Hải Học đường), Kiều Oanh (Ánh Hiên hiệu), tổng tài
Trương Đăng Quế, Cao Xuân Dục,… Chưa bao giờ nghề in phát triển nở rộ như giai
đoạn này. Xét về tính chất học thuật cùng nội dung các sách được in liên quan tới nhiều
vấn đề, từ tôn giáo, chính trị, xã hội, văn, sử cho đến pháp chế, nghệ thuật,… Sách in ra
được chia theo Tạng (Phật giáo) hoặc theo các bộ Kinh, sử, tử, tập, cử nghệ (Nho giáo)
lưu trữ trong các thư viện lớn thời Nguyễn như Thư viện Tụ Khuê (1820-1840), thư viện
Quốc Sử quán (1841), thư viện gia đình Lê Nguyên Trung (1846), thư viện Nội các, thư
viện Học viện Viễn đông Bác cổ (Ecole Francaise d’ Extrême-Orient),… chưa kể đến
những thư viện và những nơi làng bản thuộc các tổ đình lớn như chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc
Giang), Bổ Đà (Bắc Ninh), Vĩnh Khánh (Hải Dương), Bích Động (Ninh Bình), chùa Liên
Phái, Bà Đá, Hoằng Ân (Hà Nội),…
Tóm lược lại, ta có thể phân hoạch các đầu sách được in thuộc 3 khu vực: 1. Do triều
đình phong kiến tổ chức và quản lý; 2. Do đình, chùa, quán, miếu tiến hành; 3. Do các
phường hội, tổ chức tư nhân đảm nhiệm.
Sự ưu việt về tài chính giúp cho các cơ sở do nhà nước quản lý tiến hành in các bộ sách
đồ sộ và có giá trị, điển hình như các bộ Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông
giám, cương mục, hay các bộ Đại Nam liệt truyện, Đăng khoa lục,… cùng một số sách
khác đều do Quốc Sử quán đảm nhận in khắc.
Khác với những sách do triều đình phong kiến ấn hành, kinh sách thuộc phạm vi nhà
chùa, từ, quán đảm nhận thì tính chất học thuật phần lớn liên quan tới tôn giáo, điều này
không có nghĩa là Đạo giáo và Phật giáo không khắc các đầu sách liên đới. Điển hình như
bộ Hải thượng Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác được khắc in ngay tại chùa Đồng Nhân
(Bắc Ninh), ván in phần lớn các bộ kinh lớn hiện được tàng bản ở các chùa Vĩnh Khánh,
Bổ Đà, Dư Hàng, Bà Đá, Liên Phái, Bích Động,… có nơi chỉ in một hai đầu sách nhưng
có những nơi như đền Ngọc Sơn có cả một quyển thư mục sách do bản đều in ra, đủ minh
chứng khối lượng sách Tôn giáo được in ra vào giai đoạn này nhiều như thế nào!
Tây Phương công cứ. Chùa Bồ Đà (Tứ Ân tự, Việt Yên, Bắc Giang) tổ chức in khắc kinh
vào cuối TK 18. Bản in lại năm 1995.
Khi nói đến phần sá ...