Danh mục

Nghe lỏm chuyện ba nhà sư ngồi bên Chùa Đồng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.45 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiều hôm đó tiết trời rất đẹp. Nắng hanh hanh vàng và dậy lên mùi gió núi. Thứ mùi của gió núi có vị của lá trúc mục qua mưa gặp nắng, vừa ngai ngái vừa hoai hoai tạo nên cảm giác như đang đi trong rừng trúc và không trộn lẫn. Những người có tuổi nói rằng: Chưa có khi nào tiết trời ở đây lại đẹp đến thế. Đứng từ Chùa Đồng nhìn xuống, đoàn người hành hương nối nhau tưởng như không ngớt. Người đi lên nhấp nhấp mái đầu chưa tới đỉnh đã chen cái dáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghe lỏm chuyện ba nhà sư ngồi bên Chùa Đồng Nghe lỏm chuyện ba nhà sư ngồi bên Chùa Đồng TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TRỌNG VĂNChiều hôm đó tiết trời rất đẹp.Nắng hanh hanh vàng và dậy lên mùi gió núi. Thứ mùi của gió núi có vị của lá trúc mụcqua mưa gặp nắng, vừa ngai ngái vừa hoai hoai tạo nên cảm giác như đang đi trong rừngtrúc và không trộn lẫn. Những người có tuổi nói rằng: Chưa có khi nào tiết trời ở đây lạiđẹp đến thế. Đứng từ Chùa Đồng nhìn xuống, đoàn người hành hương nối nhau tưởngnhư không ngớt. Người đi lên nhấp nhấp mái đầu chưa tới đỉnh đã chen cái dáng tưngtưng của người đi xuống. Dòng người tuy đông đúc nhưng lại biết nhường nhịn bởi sự xôbồ không có ở chốn linh thiêng. Nhỡ có ai sẩy chân thì có ngay những bàn tay chìa ra đỡđần hoặc là những câu an ủi. Càng về chiều gió càng mát, bóng nắng tạo ra từ các đámmây trôi vắt từ sườn núi này sang vạt núi khác như một cuộc đuổi nhau của bầy trâu lộitrên cánh đồng ào ạt, thoắt ẩn thoắt hiện, thoắt đến, thoắt đi. Đã sang thu nên nắng khôngcòn nồng nã mà chỉ làm quang quẻ thêm vẻ lồng lộng của vòm trời trên đầu núi.Chiều hôm đó tiết trời rất trong và thoáng.Đứng từ Chùa Đồng, một ngôi chùa nhỏ làm hoàn toàn bằng đồng được đặt ở đỉnh caonhất trên dẫy Yên Tử, nhìn rộng ra xung quanh tầm mắt tưởng chừng vô biên, phóngkhoáng. Từ đây nhìn về phía đông thấy xa xa màu xanh của biển. Nếu có chút liên tưởngsẽ có cảm giác như với tay là chạm tới cửa sông Bạch Đằng, chạm vào những cọc gỗ vótnhọn từng nhấn chìm thuyền chiến Nguyên Mông hồi cuối thế kỷ 13. Còn ngoảnh lạiphía tây, đâu như thấp thoáng cửa Lục Đầu đỏ ngầu sóng nước; nhắm mắt lại còn ngheâm vang tiếng trống lệnh rền vang của cuộc luyện quân năm nào và khí phách Đông Atrong Hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc Thát. Hướng về phía nam là trải dài màu lúaxanh mút mắt của đồng bằng Bắc bộ; một nét quê tảo tần khiến lòng nao nao nhớ nhungmùi cơm gạo mới. Quay lại hướng bắc, gió thổi tung những cánh lá nhọn như kim củarặng thông già ngàn tuổi; nghe đâu rặng thông chính là phên dậu che chắn ải bắc, tai mắtphòng giặc.Chiều hôm đó tiết trời rất mát mẻ.Du khách hành hương lên đỉnh sau chặng leo núi chênh vênh, gập ghềnh, trơn trượt, mệtđứt hơi như bừng cảm nhận là lạ, trong veo, thanh nhẹ trong lòng. Đám người hànhhương khi đã lễ bái xong xuôi liền tản ra thưởng ngoạn, họ í ới gọi nhau, họ loay hoaytìm vị trí đứng để chụp mấy kiểu ảnh hay lặng im chống tay vào gậy trúc mà thở lấy lạisức cho chặng đường đi xuống núi.Có ba nhà sư tách khỏi đám đông ngồi tĩnh tọa dưới chân Chùa Đồng. Chỗ họ ngồi khuấtsau khối đá mồ côi lớn cỡ bằng chú voi con nên ít người để ý thấy. Đó là một phiến đákhá phẳng, tiện cho việc ngồi và quan sát từ trên xuống. Ba nhà sư thật thanh thản vàdường như họ ngồi đây là để chiêm nghiệm, bằng chứng là thi thoảng họ trao đổi vớinhau những câu đủ nghe. Ngồi ngoài cùng bên phải theo hướng nhìn là một nhà sư nữ, bàtầm ngoài năm mươi, đầu đội mũ len màu nâu, vẻ mặt chất phác của người thôn quê. Nhàsư nam giới duy nhất còn khá trẻ, chừng dưới ba mươi tuổi. Nhà sư này ngồi bên tráicùng, gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh của người dường như chưa phải lo công to việc lớn.Vị sư nam có vẻ bồn chồn hay tính hiếu động của tuổi trẻ còn vướng vất nên chốc chốclại quay hẳn người sang hai nhà sư nữ để nói. Nhà sư nữ ngồi giữa tuổi nhỏ hơn nhà sưngồi bên phải, khá thư thái, bà ngồi im như thiền, cả khi nói lẫn khi nghe cũng vậy, bàđều như bất động, cặp mắt chăm chú nhìn xa về phía trước. Từ đây nhìn rất rõ Thiền việnTrúc Lâm với những mái nhà ngói đỏ, lớp lớp như bậc thang, ẩn khuất dưới tán lá thôngmùa này đang ngả sang màu vàng đỏ; nhìn xa tuốt đỉnh dốc là con đường trải nhựa trôngmượt như tấm lụa nối từ đường 18 vào Yên Tử.- Bạch hai thày. Cho con được hỏi?Nhà sư nam giới lên tiếng trước, giọng rụt rè nhưng bộc lộ rõ vẻ háo hức của người lầnđầu lên Yên Tử:- Chắc hai người đã lên đây nhiều lần. Con thấy hai người không bận tâm lắm với chuyệnnhìn ngắm?- A di đà phật. Người còn trẻ. Lên trước lên sau có ý nghĩa gì. Chỉ không lên đây mớiđáng trách.- Dạ. Con cũng nghĩ vậy, cảm phiền hai người.- Nói như vậy là chưa đúng. Người quê đâu ta?Nhà sư ngồi ngoài cùng bên phải lên tiếng phản bác và hỏi nhỏ, bà vẫn tĩnh tọa nhưngcách hỏi tỏ rõ muốn nhà sư đàn ông phải trả lời. Chiếc mũ len trên đầu hơi động đậy, toànthân lại rất vững trong dáng ngồi của người thường xuyên ngồi như vậy. Hơi đánh đầu vềbên hai nhà sư nữ vị sư nam cất tiếng trả lời:- Dạ, con quê miền Nam.Thì ra họ không cùng một đoàn, sự cuốn hút của khung cảnh đã níu họ lại bên nhau, tựnguyện ngồi đây thưởng ngoạn đất trời, hít hơi thở Phật. Hai nhà sư nữ chưa đáp lại lờicủa nhà sư nam, hai bà vẫn trông về xa xa nét mặt hơi nhíu lại như nghĩ ngợi.- Con ở Đà Lạt. – Nhà sư nam hồ hởi nói. – Trong đó nhiều cây thông hơn ngoài này, chỉcó điều tuổi của cây ít hơn.- ...

Tài liệu được xem nhiều: