Thông tin tài liệu:
Rất nhiều sinh viên băn khoăn một câu hỏi: “ra trường mình sẽ làm gì?” câu hỏi này lại càng lớn hơn và khó giải đáp hơn với hầu hết những sinh viên năm 3, năm 4, khi mà các bạn chuẩn bị phải đối mặt với một thực tế là mình chuẩn bị phải ra trường và tìm cho mình một công việc. Thế nên DeltaViet xin chia sẻ một phân tích mà DeltaViet cảm thấy rất ấn tượng từ quyển sách “Nguyên Lý 80/20 – Bí quyết làm ít được nhiều” của Richard Koch....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất
Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
Rất nhiều sinh viên băn khoăn một câu hỏi: “ra trường mình sẽ làm gì?” câu hỏi này lại
càng lớn hơn và khó giải đáp hơn với hầu hết những sinh viên năm 3, năm 4, khi mà các
bạn chuẩn bị phải đối mặt với một thực tế là mình chuẩn bị phải ra trường và tìm cho
mình một công việc. Thế nên DeltaViet xin chia sẻ một phân tích mà DeltaViet cảm thấy
rất ấn tượng từ quyển sách “Nguyên Lý 80/20 – Bí quyết làm ít được nhiều” của Richard
Koch.
Công việc là một phần chính yếu của cuộc sống, một thứ mà chúng ta không nên làm
quá nhiều hay quá ít. Hầu hết ai ai cũng cần làm việc, cho dù có được trả lương hay
không. Hầu như tất cả mọi người không ai muốn để công việc lấn át cuộc sống của
mình, cho dù họ có cho rằng mình thích công việc đến mức nào đi nữa. Thời lượng làm
việc không nên bị quy định bởi quy ước xã hội. Nguyên lý 80/20 có thể cho ta một thước
đo hiệu quả và một cách hay để biết rằng mình nên làm thêm hay giảm bớt giờ làm. Đó
là nghệ thuật ác-bít: Nếu quân bình bạn cảm thấy vui sướng khi không làm việc hơn là
lúc làm việc thì bạn nên làm việc ít lại và/hoặc thay đổi công việc của mình. Còn nếu
quân bình bạn cảm thấy hạnh phúc khi làm việc hơn lúc không làm việc thì bạn nên làm
việc nhiều hơn và/hoặc thay đổi cuộc sống ngoài công việc của mình. Chỉ khi nào bạn
cảm thấy khi làm việc và khi không làm việc đều hạnh phúc như nhau, và chỉ khi bạn
cảm thấy hạnh phúc trong 20% khoảng thời gian làm việc và 80% khoảng thời gian ngoài
công việc thì khi đó bạn mới thực sự đã ác-bít đúng.
Nhiều người không thích công việc của họ lắm. Họ không cảm thấy công việc
chính là cuộc sống của họ, mà cảm thấy là mình ‘phải’ làm công việc ấy bởi vì nó
đem lại cho họ một phương kế sinh nhai. Có lẽ bạn cũng biết có người mặc dù khó
mà có thể nói rằng họ không thích công việc của mình vẫn cảm thấy có một thái độ
nước đôi về công việc của mình. Có lúc họ cảm thấy thích công việc của mình, hay họ
thích một phần nào đó của công việc. Có lúc họ hoàn toàn không thích công việc của
mình, hay họ không thích một phần nào đó của công việc. Nhiều người, có lẽ là hầu hết
những người bạn biết ước muốn mình được làm một công việc gì khác, nếu như họ
được trả mức lương ngang bằng với công việc hiện thời.
Nghề nghiệp không phải là một mảng riêng biệt
Cái nghề mà bạn và/hoặc đối tác theo đuổi cần phải được nhìn dưới giác độ chất lượng
tổng thể của cuộc sống mà nghề ấy mang lại: nơi bạn sinh sống, thời gian ở bên nhau
và bên bạn bè, sự thỏa mãn mà bạn thực sự có được từ công việc, và liệu thu nhập sau
thuế của mình có đủ cho lối sống đó không.
Có lẽ bạn có nhiều lựa chọn hơn là bạn nghĩ. Nghề nghiệp hiện thời của bạn có thể là
phù hợp và bạn có thể dùng nó làm mức chuẩn để so sánh. Thế nhưng hãy suy nghĩ một
cách sáng tạo xem liệu mình có thể thích một nghề hay một lối sống khác hơn không.
Hãy nghĩ ra những lựa chọn khác nhau cho lối sống hiện tại và tương lai của mình.
Hãy xuất phát từ tiền đề rằng giữa cuộc sống làm việc và những cái bạn thích ngoài
công việc không nhất thiết phải có sự xung đột. ‘Công việc’ có thể là nhiều thứ khác
nhau, đặc biệt là khi ngành công nghiệp giải trí hiện nay chiếm giữ một mảng lớn trong
nền kinh tế. Bạn có thể làm việc trong một lĩnh vực mà mình thích hoặc thậm chí biến sở
thích của mình thành công việc làm ăn. Hãy nhớ rằng sự nhiệt tình có thể dẫn đến thành
công. Thông thường thì chúng ta dễ biến một sở thích thành nghề của mình hơn là trở
nên thích thú công việc do người khác áp đặt.
Cho dù bạn làm gì đi nữa, hãy xác định rõ mức tối ưu mà bạn muốn đạt tới và xét nó
trong bối cảnh chung của cuộc sống của bạn. Điều này nói thì dễ hơn làm: thói quen khó
chữa và tầm quan trọng của lối sống rất dễ bị lấn át bởi áp lực của lối suy nghĩ thông
thường.
Ví dụ, khi tôi và hai đồng nghiệp thành lập công ty tư vấn quản lý vào năm 1983, chúng
tôi ý thức được những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống của tình trạng làm việc
nhiều giờ và đi lại quá nhiều mà trước đây người chủ chúng tôi yêu cầu. Do đó, chúng tôi
quyết định đề ra một ‘cách tiếp cận lối sống toàn diện’ trong công ty chúng tôi và xem
trọng chất lượng cuộc sống ngang bằng với mức thu nhập. Thế nhưng khi công việc bắt
đầu ào ạt kéo đến, cuối cùng rồi chúng tôi cũng lại làm việc 80 tiếng mỗi tuần và, tệ hại
hơn nữa, chúng tôi còn yêu cầu các chuyên viên tư vấn của chúng tôi cũng phải như thế
(lúc đầu tôi không hiểu một chuyên viên tư vấn trông thật khổ đau muốn nói gì khi anh ta
buộc tội tôi và những người đồng sáng lập công ty đã ‘hủy hoại cuộc sống của người
khác’). Trong việc chạy theo đồng tiền, cách tiếp cận lối sống toàn diện đã nhanh chóng
bị tiêu tan.
Nghề nào làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?
Có phải tôi đang kêu gọi các bạn ‘rút lui’ khỏi cuộc tranh giành khốc liệt? Không nhất
thiết phải là như vậy. Có lẽ bạn cảm thấy hạnh phúc nhất khi tham dự vào cuộc tranh
đua có lẽ, cũng như tôi, về cơ bản bạn cũng là một kẻ thích cạnh ...