Thông tin tài liệu:
Làm thế nào để rời bỏ công việc hiện tại sao cho vừa khéo léo, vừa không ảnh hưởng đến công việc tương lai của bạn? Có rất nhiều cẩm nang được đưa ra cho người đang tìm việc. Thế nhưng lại không có nhiều lời khuyên làm thế nào để… rời bỏ công việc hiện tại sao cho vừa khéo léo, vừa không ảnh hưởng đến công việc tương lai của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản nhất của “nghệ thuật” bỏ việc. Báo trước 1 tháng Một số nơi trên thế giới, người sử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật… bỏ việc
Nghệ thuật… bỏ việc
Làm thế nào để rời bỏ công việc hiện tại sao cho vừa khéo léo,
vừa không ảnh hưởng đến công việc tương lai của bạn?
Có rất nhiều cẩm nang được đưa ra cho người đang tìm việc. Thế
nhưng lại không có nhiều lời khuyên làm thế nào để… rời bỏ công
việc hiện tại sao cho vừa khéo léo, vừa không ảnh hưởng đến công
việc tương lai của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản nhất
của “nghệ thuật” bỏ việc.
Báo trước 1 tháng
Một số nơi trên thế giới, người sử dụng lao động không được phép
sa thải nhân viên mà không báo trước, hoặc không đưa ra được lý
do thích đáng. Ngược lại, ở nhiều nước, bạn hoàn toàn có thể bị
đuổi việc bất cứ lúc nào. Về phía bạn, quyền nghỉ việc nằm hoàn
toàn trong tay bạn. Tuy nhiên, dù bạn có chán ghét công việc hiện
tại đến mức nào, xin thôi việc không báo trước hay không lý do là
một lựa chọn tồi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Vào thời điểm nào đó trong tương lai, khi bạn nộp đơn ứng tuyển
vào một công ty khác, phòng nhân sự có thể sẽ liên lạc với sếp cũ
của bạn để xác nhận một số thông tin, chẳng hạn như thời gian bạn
làm việc, bạn nghỉ việc khi nào, sếp cũ có sẵn sàng nhận bạn làm
việc trở lại nếu có cơ hội hay không. Nếu bạn xin thôi việc mà
không báo trước 1 tháng, nhiều khả năng sếp cũ của bạn sẽ trả lời
“Không!” với câu hỏi cuối cùng. Cơ hội nhận được việc làm mới
của bạn vì thế mà sụt giảm đáng kể.
Đừng là một gánh nặng khi bạn ra đi
Để thể hiện mình là người lịch sự, biết cư xử và tôn trọng đồng
nghiệp, đây là nguyên tắc quan trọng mà bạn cần nhớ. Chẳng hạn,
đừng bao giờ để một núi công việc còn dang dở lại phía sau khi
bạn ra đi. Hãy lập một bản kế hoạch chi tiết những gì cần làm và
cùng trao đổi với đồng nghiệp trước khi trao lại quyền giải quyết
cho họ.
Ngoài ra, bạn cũng là người hưởng lợi không nhỏ từ việc này.
Đừng bao giờ để lại một “bãi chiến trường” nếu như bạn còn muốn
sếp cũ vui vẻ viết cho bạn một lá thư giới thiệu nhiều lời lẽ khen
ngợi.
Đừng bao giờ chặn đường quay lại
Không ai có thể nói trước được tương lai – biết đâu một ngày bạn
sẽ quay trở lại công ty cũ làm việc, hoặc cần nhờ đến sếp cũ khi
bạn nộp đơn xin học cao học. Vì vậy, tốt hơn hết hãy giữ mối quan
hệ thật tốt với họ, đừng để một ngày bạn phải đau đầu vì không
còn đường quay trở lại.