Thông tin tài liệu:
Con đường nghiên cứu văn hóa Mường theo hướng nêu bật tính thống nhất trong sự đa dạng của một cội nguồn giữa người Mường và người Kinh nhằm dựng lại nền văn hóa Việt – Mường trong bối cảnh Đông Nam Á thời sơ sử đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đi sâu nghiên cứu trên quan điểm tổng thể và phương pháp tiếp cận liên ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH
1
NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH
Phạm Đức Dương *
1. Con đường nghiên
cứu văn hóa Mường theo
hướng nêu bật tính thống nhất
trong sự đa dạng của một cội
nguồn giữa người Mường và
người Kinh nhằm dựng lại nền
văn hóa Việt – Mường trong
bối cảnh Đông Nam Á thời sơ
sử đã và đang được nhiều nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
đi sâu nghiên cứu trên quan
điểm tổng thể và phương pháp
tiếp cận liên ngành. Nhiều
khám phá bước đầu cùng với
những giả thiết khoa học đã
được giới nghiên cứu trong và
Hòa tấu cồng chiêng Mường, Hòa Bình ngoài nước quan tâm, nhiều cứ
liệu khoa học đã giúp cho
người Mường hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn quá khứ cũng như vai trò và vị trí của tổ tiên
họ trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người ở Việt Nam.
Về phương diện dân tộc học, văn hóa dân gian, sử học, ngôn ngữ học chúng ta
đã có nhiều công trình sưu tầm rất có giá trị như sử thi “Đẻ đất đẻ nước” với hàng vạn
câu thơ. Giáo sư Từ Chi, một nhà dân tộc học xuất sắc đã dành trọn đời mình cho việc
nghiên cứu dân tộc Mường. Bằng phương pháp điền giã dân tộc học, giáo sư Từ Chi đã
có nhiều phát hiện mới góp phần làm sáng tỏ xã hội Mường và mối quan hệ cội nguồn
giữa hai dân tộc Mường và Việt, nhất là thông qua việc phân tích ruộng Lang, cạp váy
Mường và vũ trụ luận Mường qua đám tang (Người Mường ở Hòa Bình, Hội khoa học
Lịch sử xuất bản, HN, 1997)
Về phương diện ngôn ngữ học, với những cứ liệu mới của các ngôn ngữ bị biệt
lập trong nhóm Việt – Mường (Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng, Poọng, Cọi…) chúng
tôi đã dựng lại ngôn ngữ tiền Việt – Mường (tức là Môn Khmer) và quá trình từ tiền
Việt – Mường đến Việt – Mường chung và sau đó Việt tách khỏi Mường. Ngôn ngữ Việt
– Mường chung giả thiết được hình thành trong quá trình nhóm tiền Việt – Mường (cư
dân Môn Khmer làm rẫy trên núi) di chuyển đến đồng bằng Bắc bộ và cộng cư lâu dài
với người Tày cổ làm ruộng nước quanh vịnh Hà Nội. Đó là một ngôn ngữ pha trộn
(tích hợp) nhiều yếu tố ngôn ngữ ở Đông Nam Á, nhưng sự giao thoa được thể hiện
trên cơ tầng Môn Khmer, có sự hội nhập nhiều yếu tố Tày cổ và được vận hành mô
phỏng theo cơ chế Tày – Thái. Vì vậy, ngôn ngữ Việt – Mường có quan hệ cội nguồn
với các ngôn ngữ Môn Khmer (như A.G.Haudricuort đã phục nguyên) và có quan hệ
loại hình với các ngôn ngữ Tày – Thái (như H.Maspero đã phân tích). Như vậy là, theo
giả thiết của chúng tôi thì vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, do sự dồn toa
*
Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á
1
2
từ phương Bắc xuống, do sức ép dân số vùng núi trên các bậc thềm cổ quá hẹp của
các dòng sông, và nhất là do sự kích thích của năng suất lúa và cuộc sống định cư của
mô hình xã hội nông nghiệp lúa nước được người Tày cổ thể nghiệm thành công vùng
thung lũng hẹp chân núi, hàng loạt các cộng đồng tộc người, nhất là cư dân Môn –
Khmer Bắc Đông Dương đã ào ạt xuống vùng trũng để khai phá đồng bằng Châu thổ
sông Hồng. Tại đây họ đã áp dụng mô hình kinh tế – xã hội lúa nước của người Tày –
Thái vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, và quá trình đó đã hình thành một cộng đồng tộc
người mới : cư dân Việt – Mường, chủ nhân của ngôn ngữ Việt – Mường chung.
Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên dưới sự thống trị và đồng hóa của
nhà Hán, bộ phận lớn cư dân Việt – Mường vùng đồng bằng (kẻ chợ) đã dần dần biến
đổi theo hướng Hán hóa, bộ phận ít còn lại nằm ở vùng ngoại vi vùng đồi núi ít biến
đổi hơn (miền ngược) và dần dần tách nhau thành người Việt và người Mường. Đến
thế kỷ thứ X, người Việt dành lại độc lập từ tay người Hán, tự gọi mình là người Kinh,
là dân tộc chủ thể của nhà nước Đại Việt; còn người Mường trở thành dân tộc thiểu ...