Danh mục

Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 385.07 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở mỗi một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, kiến trúc gây ấn tượng nhất đối với du khách là đình làng. Trải qua thời gian, rêu phong đã làm cho ngôi đình trở nên cổ kính. Mái đình xoè rộng, bốn đầu đao cong vút, bộ cột đình đồ sộ, ao làng soi bóng ngôi đình trầm mặc, dường như đình làng chỉ còn sống với thời đã qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Ở mỗi một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, kiến trúc gây ấn tượng nhất đối với du khách là đình làng. Trải qua thời gian, rêu phong đã làm cho ngôi đình trở nên cổ kính. Mái đình xoè rộng, bốn đầu đao cong vút, bộ cột đình đồ sộ, ao làng soi bóng ngôi đình trầm mặc, dường như đình làng chỉ còn sống với thời đã qua. Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Nhưng khi bước vào bên trong đình, không khí mát dịu làm ta như trút bỏ vướng mắc của đời sống, chìm vào không gian tâm linh bao bọc xung quanh để tĩnh trí mà chiêm bái trước đức Thành Hoàng làng, nhìn ngắm những hình chạm khắc trên kiến trúc. Và ta hiểu rằng ngôi đình đang ôm vào bên trong, thầm lặng giữ gìn một di sản nghệ thuật vô giá, mà đến ngày hôm nay nhìn ngắm nó vẫn thấy hiển hiện, xôn xao đời sống xã hội mấy trăm năm về trước và để lại những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển từ những bước đầu tiên ở thế kỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế kỷ XVII, chững lại, chín muồi ở thế kỷ XVIII và thoái trào ở thế kỷ XIX. Có thể nói, giá trị nhiều mặt mà điêu khắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu khắc đình làng thế kỷ XVI - XVII. Điêu khắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ. Các thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làng: 1.cái nhìn trẻ thơ: Điêu khắc trang trí đình làng là tác phẩm của những nghệ nhân nông dân Bắc Bộ. Nghệ thuật của họ xuất phát từ đời sống và cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân. “Nó được sản sinh trong khoảng khắc lịch sử mà tinh thần dân tộc vùng dậy tưng bừng nhất, mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất”. Chắc chắn khi sáng tạo để phản ánh, tái tạo hiện thực và giải toả những ẩn ức, họ không bị câu thúc từ bất cứ những quy chuẩn tạo hình nào. Trong họ đồng thời có 2 con người: người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào mà họ cho là phù hợp. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ . 2.Đồng hiện: Đồng hiện là thủ pháp tạo hình cho phép người nghệ sỹ trên một mặt phẳng cùng một lúc có thể tái hiện nhiều hoạt cảnh của đời sống với không gian, thời gian khác nhau. Từ xa xưa thủ pháp tạo hình này đã có mặt ở nhiều nền mỹ thuật thế giới. Cách đây hơn hai nghìn năm, từ thời văn hóa Đông Sơn, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, người nghệ nhân xưa đã dùng thủ pháp đồng hiện để diễn tả lễ hội vòng đời. Người (múa, giã gạo, đánh trống...), chim, thú, thuyền... cùng một lúc trong vòng quay vũ trụ. Thủ pháp tạo hình này phản ánh hiện thực theo quy luật riêng của nó. Nhiều hoạt cảnh trong phù điêu trang trí đình làng đã dùng thủ pháp này. Hoạt cảnh sinh hoạt xã hội ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) diễn tả cùng một lúc nhiều hoạt động rất khác nhau như cảnh cưỡi ngựa, cùng hàng có quan ngồi uống rượu, có người hầu, cùng lúc bên cạnh có người đang cày ruộng... Trang trí trên cốn đình Hương Canh (Vĩnh Phúc) có cảnh đi săn, quan cưỡi ngựa, cảnh đấu vật, người hái củi, người ngồi thiền... Chạm khắc đình Hạ Hiệp (Hà Tây) diễn tả cảnh một người đang đút quan tài vào miệng rồng (theo tích mả táng hàm rồng), cạnh đó có hai người đang đánh vật, bên trên có người đang ngồi bó gối, trung tâm bức chạm là một đầu rồng lớn và hai con rồng nhỏ. Nhưng ở đình Phù Lão (Bắc Giang), có lẽ, người nghệ sỹ nông dân đã sử dụng thủ pháp này một cách thoả mái nhất. Chúng ta hãy xem kỹ một hoạt cảnh với năm nhân vật được chạm trên ván giong liền với bẩy. Một cô gái khoả thân ngồi trên râu rồng, làn tóc dài vắt ra phía trước. Tuy hai tay đã bị gãy, nhưng có thể đoán được rằng cô đang tết tóc. Phía dưới cô gái, một cặp nam nữ đang nhẩy múa, trên nền cảnh phía sau là một dải mây vờn. Cô gái mặc áo dài, tóc búi ngược, tay cầm quạt đang mở xoè, chân đang nhún nhẩy, tay chống ngang sườn. Chàng trai cởi trần, mặc quần cộc, tay đang dang ra bên cạnh bạn gái. Dịch về phía bên trong là một cặp nam nữ đang tỏ tình, với tư thế sống động. Chàng trai như đang hăm hở xông đến, còn cô gái vén váy kéo sát người tình về phía mình. Phía xa, một chú khỉ vắt vẻo ngồi cười ở mỏm bẩy. Một con rồng nhô ra, trông thật ngộ nghĩnh, làm tăng tính hài hước của hoạt cảnh. Toàn bộ các tình huống được diễn ra trên nền là một con rồng lớn, làm tăng tính huyền thoại cho hoạt cảnh. Bức chạm đã diễn tả đồng thời nhiều hoạt động, dường như không cùng một thời gian, không gian. Thủ pháp đồng hiện thể hiện tính dân chủ của cộng đồng làng xã, một đặc điểm khá nổi bật của văn hóa làng. 3.Cường điệu: Cường điệu là một thủ pháp nghệ thuật được nhiều ngành nghệ thuật khác nhau sử dụng như văn học, sân khấu... Trong nghệ t ...

Tài liệu được xem nhiều: