Thông tin tài liệu:
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có những chuyển biến tâm lý mới như làm nũng, vòi vĩnh, vùng vằng vứt đồ đạc hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ... Nếu phụ huynh không hiểu tâm lý của trẻ sẽ dễ gây ức chế tâm lý cho bé.
Chuẩn bị tâm lý và kiên quyết
Trẻ hay vòi vĩnh hoặc có thái độ bất hợp tác là trạng thái tâm lý bình thường. Do đó, các bậc cha mẹ luôn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi con bước sang lứa tuổi này để "đối
phó" mà không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật dỗ trẻ
Nghệ thuật dỗ trẻ
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ
bắt đầu có những chuyển
biến tâm lý mới như làm
nũng, vòi vĩnh, vùng
vằng vứt đồ đạc hoặc cố
tình làm trái ý bố mẹ...
Nếu phụ huynh không
hiểu tâm lý của trẻ sẽ dễ
gây ức chế tâm lý cho bé.
Chuẩn bị tâm lý và kiên quyết
Trẻ hay vòi vĩnh hoặc có thái độ bất hợp tác là trạng thái
tâm lý bình thường. Do đó, các bậc cha mẹ luôn phải chuẩn
bị tâm lý sẵn sàng khi con bước sang lứa tuổi này để đối
phó mà không làm trẻ có cảm giác bị bỏ rơi hoặc không
được ai quan tâm. Đồng thời, phải thực sự kiên quyết từ
chối những yêu sách không đáng của trẻ. Không nhất thiết
phải quá nghiêm khắc hay la mắng trẻ, như thế trẻ dễ tủi
thân hoặc tránh né việc đối mặt với bố hoặc mẹ.
Bình tĩnh và không hoãn binh
Khi không được thỏa mãn đòi hỏi, trẻ thường vùng vằng la
khóc hoặc dỗi bỏ ăn. Lúc này nếu bố mẹ mất bình tĩnh sẽ
quát tháo, thậm chí đánh đòn con. Nhưng như vậy càng
khiến bé giận dữ khóc to hơn... và bạn sẽ rất khó làm lành
với trẻ. Tuy nhiên, không phải vì lo sợ những chiêu đó
mà bố mẹ nhượng bộ bằng cách hoãn binh, hứa hẹn lần
khác sẽ đáp ứng.
Vì nếu được chiều chuộng bé sẽ tiếp tục đòi hỏi và nghĩ ra
nhiều cách khác nhau để làm khó ông bà, cha mẹ. Mặt
khác, nếu cứ hứa hẹn mà không đáp ứng hoặc lờ đi, bạn sẽ
trở thành người thất hứa và để lại ấn tượng không tốt cho
trẻ. Trẻ sẽ thiếu niềm tin và không muốn gần gũi cha mẹ.
Trò chuyện và thống nhất
Đây là một biện pháp hay và mang lại hiệu quả tích cực,
tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn không quen dùng tới.
Một phần do truyền thống gia đình từ nhiều thế hệ truyền
lại, con cái phải nghe lời cha mẹ và không được có bất kì
yêu sách nào.
Mặt khác, nhiều người thường có tâm lý đời cha không
được đầy đủ nên tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp cận với cái
mới và đáp ứng hầu hết các yêu cầu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ
có rất nhiều yêu sách và thường bắt chước bạn bè mà
không phải lúc nào cha mẹ cũng thỏa mãn được hết.
Bạn nên học cách nói chuyện với trẻ, nhẫn nại giảng bài để
trẻ hiểu lý do trẻ không được đáp ứng yêu cầu và thỏa
thuận một giải pháp. Điều đó mang lại nhiều tác dụng tích
cực: trẻ gần ũi cha mẹ hơn vì cảm thấy mình được lắng
nghe, được tôn trọng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thống nhất quan điểm của chính
mình. Không nên tiền hậu bất nhất, gây mất niềm tin ở trẻ
và vô tình khiến trẻ quen với lối sống không trung thực
hoặc hay thất hứa.