Danh mục

Nghệ thuật giao tiếp

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 64.00 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao tiếp – thương lượng là một nghệ thuật, nhưng làm sao để giao tiếp – thương lượng trở thành một nghệ thuật, và người giao tiếp là một nghệ sĩ thì không đơn giản. Muốn đạt hiệu quả trong giao tiếp – thương lượng, chúng ta cần phải biết những điều cơ bản của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật giao tiếp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ♪♫☺♫♪ Đề tài : Nghệ thuật giao tiếp GVHD : TÔ BÌNH MINH SVTH : Nguyễn Hồng Vân MSSV : 103219047 LỚP : Marketing 1 MAIL : Springvann@yahoo.com Lời mở đầu ` Giao tiếp – thương lượng là một nghệ thuật, nhưng làm sao để giao tiếp – thương lượng trở thành một nghệ thuật, và người giao tiếp là một nghệ sĩ thì không đơn giản. Muốn đạt hiệu quả trong giao tiếp – thương lượng, chúng ta cần phải biết những điều cơ bản của nó. Khi bạn hợp tác làm ăn, tức là bạn phải giao tiếp - thương lượng với đối tác. Để kí được hợp đồng bạn phải dùng cách ứng xử thật khéo léo. Để giữ được người bạn thân bạn cũng phải biết cách giao tiếp sao cho người khác thích bạn.Nói chung, trong cuộc sống, ai cũng cần xã giao, cũng cần mối quan hệ hợp tác làm ăn. Thế thì ngay từ hôm nay, bạn phải học ngay cách giao tiếp để chuận bị cho tương lai của bạn đi nhé. I / Thuật thuyết phục người khác : Nếu bạn đang tranh luận với người khác một vấn đề nào đó, rõ ràng quan điểm của mình đúng, nhưng lại không thể thuyết phục đối phương thì làm thế nào? (1) Lợi dụng “ưu thế tại nhà mình” : sẽ có sức thuyết phục hơn trong môi trường của mình hoặc môi trường mình thông thạo. Nếu không thể ở trong nhà mình hoặc ở văn phòng thảo luận công việc, bạn nên chọn một môi trường trung tính, như vậy sẽ dễ thuyết phục đối phương hơn. (2) Trang điểm dáng vẻ : mọi người thường cho rằng, mình bị ảnh hưởng nhiều bởi lời nói của người khác chứ không vì hình dáng bên ngoài, không hẳn như vậy.Dáng vẻ và trang phục cũng quyết định thành công trong giao tiếp. (3) Làm cho mình ngang bằng với đồi phương : nếu bạn biết thay đổi sở thích, khiến mình ngang bằng với đối phương thì bạn càng có sức thuyết phục. (4) Phản ánh sự cảm thụ của đối phương : khi khuyên giải thuyết phuc người khác, trước tiên bạn phải xây dựng sự tín nhiệm, hòa đồng. Để thuyết phục thành công, bạn nên chú ý đến quan điểm của đối phương trước khi đưa ra kết luận,quan điểm của mình. (5) Đưa ra chứng cứ có sức thuyết phục : cung cấp tư liệu tin cậy cho người nghe chứ không phải đưa ra quan điểm của bạn, như vậy sẽ tăng thêm sức thuyết phục. (6) Vận dụng tình tiết cụ thể và ví dụ tiêu biểu : Bạn muốn thuyết phục người khác, nên dẫn nhiều tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng ví dụ cụ thể,chứ không phải thường xuyên thuyết giáo trống rỗng. II / Nghệ thuật xin lỗi : (1) Nếu không thể nói ra lời xin lỗi, bạn có thể dùng phương pháp khác. Sau khi vợ chồng cãi nhau, một bó hoa tươi có thể làm tan biến những bực tức; đem một lễ vật nhỏ để cạnh bàn hoặc dưới gối, có thể tỏ rõ sự hối hận; hai người không nói chuyện với nhau có, vuốt ve cũng có thể tỏ rõ tình cảm của mình, đừng bao giờ cho rằng tốt nhất “cố gắng không nói gì hết”. (2) Xin lỗi phải thể hiện thái độ chân thành. (3) Xin lỗi phải đàng hoàng, không nên khúm núm nịnh nọt. (4) Xin lỗi kịp thời. (5) Nếu bạn không sai thì không cần vì dàn hòa mà nhận sai lầm vế mình. III / Kĩ xảo trò chuyện : Trong giao tiếp, người giỏi phá vỡ sự im lặng, nói cười đon đả thường được hoan nghênh. Người giỏi trò chuyện không phải là dựa vào sự hiểu biết hơn người khác mà là hiểu được hướng “khống chế” nói chuyện. Trò chuyện hay không phải là khó khăn. Trước tiên thái độ nói chuyện của bạn phải thả lỏng, rồi sau đó tìm cách ra đề tài mà đối phương thích nghe, cố gắng để cho đối phương nói. Còn đối với bạn,thỉnh thoảng giả bộ “có hứng thú”, chăm chú lắng nghe. Một số kĩ xảo dưới đây có thể giúp bạn thành công hơn trong giao tiếp : (1) Trong cuộc chiêu đãi lớn, bạn không nên đứng bất động một chỗ. Tốt nhất bạn hòa vào đám đông, xem họ nói gì và tham gia phát biểu ý kiến.Khi đề tài hấpdẫn vẫn tiếp tục, bạn tìm cớ rút lui và lại tìm đối tượng trò chuyện khác. (2) Nếu là bữa tiệc gia đình, bạn phải tiếp chuyện với người bên phải, bên trái và đối diện thì không nên thờ ơ với bất kì người nào. (3) Khôgn nên kể chuyện cười thiếu hấp dẫn.Nói chuyện cười thì nhất định phải phân ra từng trường hợp và đối tượng. (4) Tránh nói chủ đề mà người nghe đã biết hoặc không biết chút gì. (5) Nếu phát hiện thấy người nghe mệt mỏi, bạn phải dừng lại. (6) Khi trong miệng đang nhai, xin đừng nói chuyện. IV / Nói chuyện với người mới quen biết như thế nào? Khi vào phòng người mới quen, bạn nên quan sát, tìm hiểu về chủ nhà, như trong phòng có những sách, tranh ảnh, tạp chí…gì? (1) Khi tham gia một cuộc mít tinh lớn, trước tiên quan sát tình hình toàn bộ hội trường, sau đó tìm hiểu người có cùng ngôn ...

Tài liệu được xem nhiều: