Hàng ngàn năm nghề: Không phải vô cớ mà tên làng gốm nổi danh đã đi vào ca dao và gắn bó với mỗi người Việt Nam. Là quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái nôi của nghề gốm thế giới, Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm gần một vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian, gốm Việt Nam vẫn luôn mang trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật gốm Việt Nam : quá khứ và hiện tại
Nghệ thuật gốm Việt Nam : quá khứ
và hiện tại
Hàng ngàn năm nghề: Không phải vô cớ mà tên làng gốm nổi danh đã đi vào ca dao
và gắn bó với mỗi người Việt Nam. Là quốc gia được ghi tên vào danh sách những
cái nôi của nghề gốm thế giới, Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm gần một vạn
năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian, gốm Việt Nam vẫn luôn mang trong
mình vẻ duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ
của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn là những nguyên liệu thô sơ
truyền thống là đất, nước và lửa nhưng nhờ tài hoa của người thợ và tâm hồn dân
tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu tưởng chừng câm lặng
ấy luôn có tiếng nói riêng, dù chúng được làm ở dạng đất nung, sành nâu, sành xốp,
sành trắng hay đồ sứ.
Từ cuối văn hoá Hoà Bình đến đầu văn hoá Bắc Sơn (cách ngày nay gần một vạn
năm), tổ tiên người Việt đã biết lấy thứ đất dày, thô, có pha cát hoặc bã động vật…
để tự tay mình nặn những đồ đựng, đồ đun nấu và sau khi nung qua lửa chúng trở
thành những vật dụng thiết thân nhất cho cuộc sống. Rồi làm nhiều thành quen, từ
những vật dụng đơn giản ấy, người Việt đã ngày càng trở nên thuần thục trong việc
tạo nên các sản phẩm gốm có độ tinh xảo hơn, mang cả bản sắc của từng nền văn
hoá riêng biệt như văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun thuộc Bắc Bộ; Đông
Sơn, Sa Huỳnh ở Trung Bộ hay Cầu Sắt, Óc Eo ở Nam Bộ. Từ thế kỷ thứ I đến thế
kỷ thứ IX, Việt Nam rơi vào thời kỳ thống trị của phong kiến phư¬ơng Bắc, nghề
gốm của người Việt vừa tiếp tục phát triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền vừa tiếp
thu những tinh hoa của nghề gốm Trung Hoa. Những trung tâm gốm được hình
thành và phát triển ở Thanh Hóa với gốm đất trắng, ở Bắc Ninh với gốm nâu và ở
cả vùng vương quốc Chăm-pa với đồ đất nung đã tạo nên sự đa dạng, phong phú
đặc biệt. Người Việt thời kỳ này cũng đã sáng tạo thêm chất liệu mới là sành xốp sử
dụng đất sét trắng không men hoặc được phủ men, đồ sành nâu và chủng loại gốm
kiến trúc.
Gốm sứ Việt và tâm hồn Việt: Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV là kỷ nguyên của
độc lập dân tộc, nghề gốm Việt Nam càng có điều kiện tiến những bước dài về kỹ
thuật và nghệ thuật. Để phục vụ đời sống của triều đình và nhân dân, các loại đồ
sành xốp tráng men đ¬ược sản xuất đa dạng, tinh xảo với các sản phẩm nổi tiếng
như¬ thạp, liễn, bát đĩa, ấm chén bằng gốm hoa nâu, gốm hoa trắng, gốm men ngọc,
gốm men nâu, gốm men trắng ngà… đã được ra đời. Họa tiết chủ yếu của gốm thời
kỳ này là hoa, lá và các loại động vật như¬ chim, cá… Ngư¬ời ta đã biết sử dụng các
loại lò cóc, lò nằm khoét vào đồi núi, lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm
lên tới 1200oC. Giai đoạn này cũng đã hình thành các vùng gốm có tính tập trung
và chuyên nghiệp hóa ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dư-ơng, Ninh Bình. Các sản phẩm
gốm Việt Nam đã đư¬ợc xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonesia… qua cửa khẩu
Vân Đồn (Quảng Ninh).
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các trung tâm sản xuất gốm “nở rộ” và mang tính
chuyên nghiệp cao hơn hẳn với những phong cách vô cùng đa dạng về nguyên liệu,
kiểu dáng, họa tiết cũng như men phủ. Nổi tiếng nhất phải kể đến Bát Tràng (Hà
Nội), Chu Đậu (Hải D¬ương) chuyên sản xuất các sản phẩm sành xốp và sành trắng
hoa lam, gốm men màu, gốm tam sắc và gốm men rạn; Thổ Hà (Bắc Ninh), Hư¬ơng
Canh (Vĩnh Phúc) làm sành nâu sắc đỏ không men; Phù Lãng (Bắc Ninh) làm sành
nâu có phủ men da l¬ươn đ¬ược làm từ tro và bùn hoặc đá; Đình Trung, Hiển Lễ
(Vĩnh Phúc), Vân Đình (Hà Tây) làm đồ đất nung… Về mặt kỹ thuật, các loại lò cóc,
lò rồng, lò đàn đã được sử dụng khá rộng rãi, nhiệt độ và chế độ nung, điều khiển
lửa tiến bộ và chủ động. Loại men tro trấu, tro cây và cả men đá đ¬ược sử dụng phổ
biến. Kỹ thuật vẽ hoa d¬ưới men và trên men đã đạt độ thành thục.
Đến thế kỷ XX, bên cạnh các cơ sở gốm truyền thống, một số cơ sở gốm mới hình
thành và trở nên nổi tiếng như¬ gốm Móng Cái (Quảng Ninh), gốm Cây Mai (Sài
Gòn), gốm Lái Thiêu (Bình Dư¬ơng), gốm Biên Hoà (Đồng Nai)… Thế kỷ XX cũng
đánh dấu sự ra đời của các sản phẩm sứ đầu tiên tại Hải D¬ương từ nguồn nguyên
liệu đất sét trắng, cao lanh… đã làm cho kho tàng nghệ thuật gốm Việt Nam ngày
một phong phú hơn.
Có thể nói, cùng với thời gian, các sản phẩm gốm Việt Nam ngày càng mang đậm
tâm hồn Việt bởi sự sáng tạo vô cùng phong phú khi tạo nên sự đa dạng của gốm
men màu trên men, gốm hoa lam kết hợp với gốm men da ¬lươn, gốm men màu vẽ
nét chìm hoa văn ở Bình Dương; gốm men lửa trung ở Đồng Nai với hoa văn khá
chi tiết và màu sắc tư¬ơi tắn, rực rỡ. Sản phẩm của mỗi vùng đều có những nét đẹp
rất riêng biệt, không có sự dập khuôn, sao mẫu. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều
n¬ước Châu Âu, Châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á, Tây Á đã nhập khẩu
gốm Việt Nam với số l¬ượng lớn ngay từ thế kỷ XIV- XVI. Người chiêm ngưỡng có
thể dễ dàng nhận biết vẻ đẹp nhuần nhị, tinh tế của một sản phẩm gốm Bát Tràng,
vẻ khoẻ khoắn, phá cách của gốm Phù Lãng hay cái hồn mộc mạc trong đồ gốm của
người Chăm. Chính sự hoà quyện tuyệt vời giữa đất, nước, lửa với tâm hồn người
Việt đã tạo nên một nghề mang đầy tính nghệ thuật, được mọi người dân Việt Nam
và bạn bè thế giới trân trọng.
Kỹ thuật sản xuất – tìm phong cách riêng từ “công thức” chung: Một sản phẩm
gốm đẹp làm rung động lòng người luôn là sự kết hợp tinh túy giữa tính sáng tạo
nghệ thuật và sự tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Khác với các quá trình sản xuất
cơ giới hoá, sản xuất gốm yêu cầu tính sáng tạo nghệ thuật rất cao và chính với sự
sáng tạo đó những người thợ gốm đã thổi hồn mình vào đất để tạo ra các sản phẩm
gốm độc đáo, luôn luôn có sức cuốn hút mãnh liệt và mang nặng yếu tố con người.
Để làm ra đồ gốm, người thợ luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu chọn, xử lý
và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Tuy
thế ở mỗi trung tâm gốm sứ, những kinh nghiệm phong phú của quy trình lao động
kỹ thuật lại sớm được đúc kết, để rồi trở thành những ...