Danh mục

Nghệ thuật hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.09 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến là tinh hoa văn hóa dân tộc. Qua đề tài: “nghệ thuật thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh”, bằng góc nhìn so sánh ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, từ đó có cái nhìn khái quát về thể thơ cũng như tinh hoa văn hóa văn học dân tộc ẩn chứa trong nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh NGHỆ THUẬT HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ, NGUYỄN KHUYẾN TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH LÊ VĂN MINH Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến là tinh hoa văn hóa dân tộc. Qua đề tài: “nghệ thuật thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến từ góc nhìn so sánh”, bằng góc nhìn so sánh ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác giả, từ đó có cái nhìn khái quát về thể thơ cũng như tinh hoa văn hóa văn học dân tộc ẩn chứa trong nó. Đồng thời làm sáng tỏ cái hay cái đẹp mà thơ Hát nói Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ mang lại, những dấu ấn nghệ thuật trong thơ Hát nói của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khuyến.1. MỞ ĐẦUHát nói là một thể thơ đặc biệt, được tổ chức bởi nhạc, do nhạc dẫn dắt, nên hình thức củanó khá uyển chuyển, có nhiều biến thể từ âm luật đến kết cấu lời thơ. Việc xác định cấutrúc vần, nhịp trong thể thơ hát nói là cả một vấn đề. Đành rằng đây là một thể thơ cáchluật được sáng tạo trên cơ sở truyền thống thơ ca trung đại, chịu sự quy định của các quychuẩn mỹ học trung đại nên phải tuân theo những quy phạm văn chương của thời đại.Nhưng một mặt do nhu cầu thể hiện một nội dung tư tưởng phóng khoáng, tâm sự cá nhânmuốn thoát khỏi ràng buộc của các chế ước của xã hội đương thời, mặt khác, do sự nângđỡ của nhạc điệu nên ngôn từ thơ hát nói trong cách gieo vần, tạo nhịp, chọn từ, đặt câukhá tự do. Thơ Hát nói Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến là kết tinh của văn hóa dântộc. Xuất phát từ hành viện của ả đào để rồi bước lên đài danh dự của những thể thơtruyền thống dân tộc. Nguyễn Lộc trong cuốn (Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIII –hết thế kỷ XIX) có viết; “Ông (Nguyễn Công Trứ) có công làm cho Hát nói trở thành mộtthể thơ hoàn chỉnh, linh hoạt, đồng thời ông cũng có công mở rộng nội dung của nó.Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ, thể thơ Hát nói từ giã hành viện của ả đào để bước lênđài danh dự của những thể thơ truyền thống của dân tộc”. Nếu thơ Hát nói Nguyễn CôngTrứ có công làm cho hát nói trở thành thể thơ thì Nguyễn Khuyến là người kế thừa vàphát huy thế mạnh cũng như nội lực ẩn chứa bên trong nó.2. QUÁ TRÌNH NHẬN DIỆN HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ NGUYỄN KHUYẾNLịch sử nghiên cứu ca trù nói chung và hát nói nói riêng đã bắt đầu từ thế kỉ XIX vớicác cuốn như Đại Nam quốc âm ca khúc, Ca trù thể cách, Ca phả, Ca điệu kí lược…Những nghiên cứu trong các cuốn sách này chỉ mang tính kí lược, sơ sài chưa làm rõ thểloại có tính loại hình, thậm chí chưa có tên gọi riêng. Riêng trong cuốn Đại Nam quốcâm ca khúc (do Hoàng triều thượng thư Nguyễn Công Trứ soạn, kí hiệu AB 146 củathư viện Hán Nôm), ở phần đầu tác giả đã xếp thứ tự lần lượt các bài theo các điệu sau:bắc phản, hát nói, phản cách, thiên thai, thi ngũ thủ, gửi thư… Trong cuốn sách này, hátnói được tuyển nhiều nhất chứng tỏ đến lúc này người ta mới có ý thức hệ thống hóa,Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 133-138134 LÊ VĂN MINHvăn bản hóa việc lưu truyền các điệu thức ca trù vốn trước đây được lưu truyền bằngtruyền xướng.Năm 1921, Phạm văn Duyệt xuất bản Hát ả đào, quyển nhất. Năm 1922 Xuân Lan choxuất bản ở Hải Phòng cuốn Ca trù thể cách có tuyển nhiều thơ hát nói.Năm 1923, trên báo Nam Phong, Phạm Quỳnh viết “Văn chương trong lối viết ả đào”làm rõ đặc sắc giá trị văn chương của hát nói, nhiều bài được ông đánh giá là “nhữngnền kiệt tác trong văn Nôm ta”.Những năm gần đây, có công các công trình nghiên cứu Thể loại hát nói trong sự vậnđộng của lịch sử văn học dân tộc (Nguyễn Đức Mậu) (Luận án tiến sĩ 2002), Ca trùnhìn từ nhiều phía (Nguyễn Đức Mậu); Thơ hát nói xưa và nay (Hoài Yên – NguyễnXuân Diện); Lịch sử và nghệ thuật ca trù (Nguyễn Xuân Diện). Nhà nghiên cứuNguyễn Xuân Diện đã đưa ra nhiều đóng góp tích cực trên cuộc hành trình khẳng địnhgiá trị của thể loại bằng cách phân loại và chỉ ra các làn điệu, các thể thơ được vận dụngphổ biến trong sinh hoạt ca trù. Những công trình này có những thành tựu đáng ghinhận về việc trình bày đặc điêm thể loại cũng như nội dung tư tưởng hát nói.* Về Hát nói của Nguyễn Công TrứVề việc nghiên cứu thi pháp thơ hát nói một cách chuyên biệt có thể nói chưa có mộtcông trình nào trình bày đầy đủ, sâu sắc. Tuy nhiên, rải rác trong một số bài nghiên cứuchúng ta có thể bắt gặp khá nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề trên như:Nguyễn Lộc viết trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đưa ranhận xét: “Hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đạt đến trình độ mẫu mực củathể thơ này mà về sau Dương Lâm, Dương Khuê hay Tản Đà chỉ có kế tục ...

Tài liệu được xem nhiều: