Danh mục

Nghệ thuật hình khối dân gian Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.85 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật hình khối là thuật ngữ chúng tôi dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau là hội họa (hình) và điêu khắc (khối). Vài nét về nghệ thuật Hình Khối Việt NamChất liệu cổ xưa nhất của các loại hình nghệ thuật hình khối là đá. Tác phẩm xưa nhất trên đá đã tìm được là bức tranh khắc hình ba đầu người trên vách đá ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) có niên đại vào khoảng 1 vạn năm tr.CN. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật hình khối dân gian Việt Nam Nghệ thuật hình khối dân gian Việt Nam Nghệ thuật hình khối là thuật ngữ chúng tôi dùng để chỉ hai loại hình nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau là hội họa (hình) và điêu khắc (khối). Vài nét về nghệ thuật Hình Khối Việt NamChất liệu cổ xưa nhất của các loại hình nghệ thuật hình khối là đá. Tác phẩm xưa nhất trên đá đã tìm được là bức tranh khắc hình ba đầu người trên vách đá ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) có niên đại vào khoảng 1 vạn năm tr.CN. Trong thung lũng Sapa (Lào Cai) từng phát hiện được cả một rừng đá (159 hòn lớn nhỏ) có khắc hình người, muông thú, chữ cổ, bản đồ,…Từ những hình khắc thô sơ, nghệ thuật chạm khắc đá Việt Nam đã đi những bước vững chắc để đạt đến những tác phẩm chạm khắc đá nổi tiếng như pho tượng đức Phật Adiđà bằng đá cao gần 2 mét ở chùa Phật Tích (Hà Bắc) tạc vào thời Lí hoặc như nghệ thuật chạm đá của người Chàm.Việt Nam nói riêng và Đông Nam á nói chung là một trong những nơi có đồ gốm xuất hiện sớm nhất thế giới. Cách đây 1 vạn năm ở Việt Nam đã ra đời loại gốm đất nung tìm thấy ở Hòa Bình và nhiều nơi khác. Từ đất nung đến đồ sành, sứ…; từ gốm mộc đến gốm tráng men các màu (men trắng ngà, men hoa nâu, men lam, men ngọc,…), nghệ thuật gốm Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài. Nhiều quốc gia châu Á, châu âu, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á đã từng nhập khẩu đồ gốm Việt Nam với số lượng lớn. Có loại gốm men mà người Nhật Bản xưa gọi là ” Hồng An Nam” rất được ưa dùng trong nghệ thuật trà đạo. Theo cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La céramique Japonaise) của o- neda Tokomosouke (Paris, 1873) thì trong khoảng thế kỉ XVI-XIX, ở Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi đã bắt chước làm theo đồ gốm cổ Việt Nam mà họ gọi là Kochi (gốm Giao Chỉ). Ngay từ buổi đầu thời vua Hùng dựng nước, khoảng 1.500 năm tr.CN, tổ tiên ta đã chế được hợp kim đồng thau. Từ vật liệu kim loại, tổ tiên ta sáng tác ra vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên trống đồng, thạp đồng, các pho tượng đồng quý giá và nhiều vật dụng bằng đồng khác…Từ vật liệu gỗ, tuy phần nhiều đã bị hủy hoại, lịch sử vẫn còn nhắc đến những pho tượng Tứ Pháp tạc bằng gỗ dâu vào đầu CN, vẫn còn giữ được những pho tượng gỗ kiệt xuất như tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp (Hà Bắc) tạc năm 1656; 18 pho tượng La-hán chùa Tây Phương tạc vào thế kỉ XVlll, mỗi người một vẻ, một số phận, một tính cách, một nội tâm , . . .Trên gỗ, sừng, .. . người Việt Nam có nghề khảm trai, xà cừ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Vỏ ốc xà cừ, vỏ trai thay đổi màu sắc lấp lánh theo vị trí của người đứng xem, dường như có trăm kính tam lăng phát ra đủ sắc cầu vồng tạo nên muôn hồng ngàn tía.Đặc biệt, Việt Nam có thể loại tranh sơn mài rất được thế giới ưa chuộng. Nghề sơn ở nước ta đã có từ hàng trăm năm tr.CN , trong các di chỉ khảo cổ tìm thấy nhiều đồ nghề làm sơn và những sản phẩm sơn. Ta cũng còn giữ được khá nhiều tác phẩm nghệ thuật thời Lí-Trần được sơn son thếp vàng như các pho tượng, các đồ thờ, hoành phi, câu đối,. .. Theo kĩ thuật cổ truyền, trong việc sơn son thếp vàng các đồ thờ thì từ nước sơn này qua nước sơn khác đều phải qua khâu mài để cho mặt sơn được phẳng trơn, nhẵn nhụi. Từ năm 1928, sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương đã vận dụng kĩ thuật này để vẽ tranh và tìm tòi làm tăng bảng màu. Tên gọi “tranh sơn mài” ra đời từ đấy. Tranh sơn mài tạo nên những hình khối nổi sinh động, với không gian sâu thẳm và những màu sắc đằm thắm hòa quyện vào nhau, vừa lộng lẫy kiêu sa lại vừa thâm trầm trang nhã. Tranh sơn mài phản ánh cái thần của văn hóa Việt Nam, thích hợp với những đề tài tĩnh, âm tính, đặc biệt là thể loại phong cảnh.Tranh lụa cũng là một thể loại độc đáo và lâu đời của nghệ thuật hội họa Việt Nam. Do chất liệu dễ bị hủy hoại nên tranh lụa thời xưa chỉ còn lại vài bức như Chân dung Nguyễn Trãi, Chân dung Phùng Khắc Khoan, . . . Trên chất liệu vải lụa cổ truyền mỏng và đều sợi, mịn và óng ả, người nghệ sĩ vừa đặt nét bút vào, màu mực đã loang nhẹ ra xung quanh, tạo nên những đường nét mờ ảo, thanh thoát, tươi mát và êm dịu… Giống như tranh sơn mài, tranh lụa cũng phản ánh chính xác cái thần của văn hóa Việt Nam, rất thích hợp cho những đề tài tĩnh, âm tính, đặc biệt là các thể loại phong cảnh và phu nữ (cảnh nông thôn, hoa lá, thiếu nữ, bà mẹ, trẻ em, v.v.).Chất liệu giấy là nhanh bị hủy hoại hơn cả. Vào tk.III, người Việt Nam đã chế tạo được những loại giấy đặc biệt như giấy mật hương làm từ gỗ trầm mà lái buôn La-mã đã mua mang đi hàng vạn tờ, nghĩa là chậm nhất là vào thời đó đã có nghệ thuật viết, vẽ trên giấy rồi. Sử sách ghi rằng vào thời Lí, tranh vẽ về đề tài Phật giáo rất nhiều, riêng năm 1040 đã có tới hàng nghìn bức. Năm 1936, nhà Hồ phát hành tiền giấy với số lượng nhiều, kĩ thuật vẽ và in tinh tế, chính xác; ấy vậy mà vẫn có người như Nguyễn Nhữ Các trốn vào núi Thiết Sơn để in giấy bạc giả. Từ đó về sau, tranh vẽ trẽn giấy ngày càng phát triển. Trong những dòng tranh giấy mà cho đến giờ còn lưu truyền thì nổi tiếng nhất là tranh dân gian Đông Hồ với phong cách dân dã và tranh dân gian Hàng Trống với phong cách đô thị tinh tế. Về mặt kĩ thuật, những tranh này được sáng tác theo phương pháp khắc gỗ màu với những chất liệu của đồng quê: trên nền giấy dó, bức tranh mang màu đỏ của đất son, gỗ vang; màu đen của than tre, than rơm; màu vàng của hoa hòe; màu xanh của chàm; màu lục của rỉ đồng; màu trắng của vỏ sò, vỏ trai,…Tranh sơn dầu là thể loại mới xuất hiện, sản phẩm của quá trình giao lưu với phương Tây. Với loạI hình mới này, ngay từ buổi đầu, các nghệ sĩ Việt Nam đã tạo nên nhiều bức sơn dầu tuyệt tác như Thiếu nữ bên hoa huệ (l943) của Tô Ngọc Vân, Em Thúy (1943) của Trần Văn Cẩn… 2. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối Việt Nam Giống như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam cũng có tính biểu trưng như một nét dặc thù tiêu biểu nhất : Mục đích của nghệ thuật ở đây là thông qua những biểu tượng để nhằm diễn đạt n ...

Tài liệu được xem nhiều: