Ngôi chùa Kh’mer Nam bộ là một công trình kiến trúc – trang trí có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, là không gian thiêng liêng nhất tập hợp khả năng kinh tế, chính trị, văn hoá - nghệ thuật. Ngoài chức năng thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt của đời sống, còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là một tập hợp toàn vẹn nhất của các yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất.
Nghệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH'MER Nam Bộ
Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa
KH'MER Nam Bộ
Ngôi chùa Kh’mer Nam bộ là một
công trình kiến trúc – trang trí có
nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, là
không gian thiêng liêng nhất tập
hợp khả năng kinh tế, chính trị,
văn hoá - nghệ thuật. Ngoài chức
năng thỏa mãn những nhu cầu
sinh hoạt của đời sống, còn có
khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là
một tập hợp toàn vẹn nhất của các
yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết
hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau
trong một thể thống nhất.
Nghệ thuật kiến trúc – trang trí
Kh’mer Nam bộ còn lưu lại cho
đến ngày nay tập trung vào hơn
500 ngôi chùa nằm rải rác khắp
các địa phương có người Kh’mer
cư trú. Những ngôi chùa cổ kính
Vũ nữ Kẽn naarr.
ẩn hiện dưới những hàng cây dầu,
Trang trí ở đầu cột ngoài hành lang chùa.
cây sao xanh tốt. Trong những
ngôi chùa kể trên, nhiều ngôi chùa có niên đại rất sớm như: chùa Âng, chùa
Ông Mẹt, chùa Phướng ở Trà Vinh, chùa Kl’eang
ở Sóc Trăng có
niên đại khoảng 4 đến 6 trăm năm trở lại đây
(theo lời các sãi cả ở các chùa) và nhiều chùa có
niên đại muộn hơn được xây dựng theo một
nguyên tắc nhất định, nhưng tuỳ thuộc vào điều
kiện kinh tế của từng Phum mà có sự lớn, nhỏ
khác nhau. Ngày nay, hầu hết các ngôi chùa nói Mặt cắt ngang chùa
trên đều đã được xây dựng hoặc trùng tu lại. Thật
khó mà xác định được một cách chính xác niên đại xây dựng của từng ngôi
chùa. Thông thường mỗi ngôi chùa được sửa chữa
hoặc xây dựng lại toàn bộ
hay từng phần, trong mỗi
thời kỳ khác nhau, gắn liền
với sự phát triển của lịch
sử xã hội. Từ đó mà hình
dáng, kiểu thức của các
ngôi chùa cũng biến đổi.
Những vật liệu hiện đại
cũng đã góp phần làm ảnh
hưởng nặng nề đến ngôi
chùa. Nhưng nói chung,
những nguyên tắc cơ bản
vẫn được duy trì và giữ
vững tính đặc thù và đặc
trưng của truyền thống dân
tộc.
Ỏ mỗi ngôi chùa, chính
điện được trải dọc theo
hướng Đông - Tây nằm ở
trung tâm của tổng thể
chùa. Ở những ngôi chùa
này, việc xây dựng bao giờ
cũng phải đúng quy cách,
kích thước nhất định như:
Chiều dài bằng hai lần
chiều rộng, chiều cao bằng
chiều dài, mái và thân là Cánh cửa chùa Kleang. Thị xã Sóc Trăng. Tỉnh
Sóc Trăng
hai phần bằng nhau. Các
diện tích khung cửa, nhà ở và điện thờ cũng phải tuân theo quy định đó,
chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn, chiều đứng dài hơn 1/4.
Chùa nào cũng có hành lang (chơn tiên) bao quanh điện. Chính điện có 4
cửa chính ở hai hướng Đông - Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở hướng Nam
và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản nhất của kiến trúc chùa Kh’mer. Ở đây,
kiến trúc quay về hướng Đông với quan niệm Phật ngự ở phía Tây nhìn về
hướng Đông ban phúc. Các ngôi chính điện không những mở nhiều cửa sổ
mà quanh bốn hướng bao giờ cũng có những dãy hành lang cao, rộng và
thoáng mát.
Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn
hợp gỗ, gạch ngói... hai hàng cột cái
bằng gỗ quý cao vượt lên ở giữa tạo
nên những bộ vì, gồm hai kẻ hai bên,
tất cả các lực đều được dồn lên nó và
áp vào các đầu cột chốn đặt trên xà
ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo
thành bộ mái ở giữa chính điện cao
vút. Từ đầu các cột cái, các kề và xà
vách nối ra tường xây xung quanh tạo
lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra
đầu cột hiên, che kín hành lang. Nhìn
những chính điện chùa Kh’mer với bộ
mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng
cao vút uốn lượn cho ta cảm giác
mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng
nhiều ánh sáng bên trong chùa.
Nhìn chung, toàn thể các ngôi chùa là
những công trình kiến trúc – trang trí
độc đáo, cho đến nay tuy có nhiều
Chim Krũd trang trí ở đầu góc cột thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc
riêng mang nặng dấu ấn dân tộc. Những ngôi chùa trên
là nhân chứng chứng minh cho sự biến chuyển
đó, nhưng phong cách truyền thống vẫn là cốt
yếu mang tinh thần Kh’mer và triết lý Phật giáo
đậm nét. Chính điều này đã can thiệp vào tất cả
các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật tạo hình
khiến cho ngôi chùa với một kiểu thức cơ bản
được duy trì không thể mất đi.
Nhìn tổng thể ngôi chính điện của chùa, ta thấy
Mặt bằng chùa
...