Danh mục

'Nghệ thuật' làm mẹ kế

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.96 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cả khu tập thể ai cũng ngưỡng mộ và nể phục chị Thảo, bởi hai đứa con chồng của chị hư là thế, ghê gớm là thế mà rồi cuối cùng cũng yêu kính chị như mẹ đẻ của mình. Trước đây, anh Lâm (chồng chị Thảo), sau khi ly dị người vợ cả, tưởng chừng chuyện tình duyên của anh cũng kết thúc luôn từ đó, vì ai cũng “ngại” hai đứa con của anh. Nhưng vượt lên tất cả, chị Thảo đã quyết định đi trên con đường mà chính chị cũng nhìn thấy trước những khó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Nghệ thuật” làm mẹ kế “Nghệ thuật” làm mẹ kế Cả khu tập thể ai cũng ngưỡng mộ và nể phục chị Thảo, bởi hai đứa con chồng của chị hư là thế, ghê gớm là thế mà rồi cuối cùng cũng yêu kính chị như mẹ đẻ của mình. Trước đây, anh Lâm (chồng chị Thảo), sau khily dị người vợ cả, tưởng chừng chuyện tình duyên của anhcũng kết thúc luôn từ đó, vì ai cũng “ngại” hai đứa con củaanh. Nhưng vượt lên tất cả, chị Thảo đã quyết định đi trêncon đường mà chính chị cũng nhìn thấy trước những khókhăn, chông gai. Giờ đây, chị Thảo đã có một gia đình trànngập hạnh phúc với những đứa con chồng ngoan ngoãn, rấtyêu thương mẹ kế như mẹ đẻ.Khi được hỏi “bí quyết” nào giúp chị thành công như vậy,chị Thảo cười hiền: “Đơn giản tôi coi chúng là những đứacon do mình mang nặng đẻ đau”.Nghe thật dễ dàng, nhưng chỉ mình chị hiểu được nhữngnỗi khó nhọc của người làm mẹ kế. Với cô con gái út củachồng mới 3 tuổi, lứa tuổi được coi là dễ “chinh phục”, chịThảo cũng gặp không ít khó khăn.Đầu tiên bé út rất khó gần, không chịu cho ai chăm sócngoài bố và chị gái, người lạ mà bế là bé khóc thét lên.Không ít lần chị Thảo bị bé đẩy ra, thậm chí còn dứt tóc,cào mặt chị. Song bằng sự kiên trì và tình yêu thương, chịThảo dành nhiều thời gian cho bé út, chị thực sự hòa mìnhvào thế giới trẻ thơ của bé, cùng bé chơi những trò chơi thúvị, dạy bé múa hát… Dần dần bé gần gũi, gắn bó với chịhơn, bé luôn muốn có “mẹ Thảo” ở bên.Còn với Hương, con gái lớn của anh Lâm đã 15 tuổi nên cóphần khó gần hơn. Thời gian đầu Hương tỏ thái độ “chốngđối” chị Thảo ra mặt, cháu ăn nói rất hỗn láo, không chịugọi chị bằng “mẹ” hay “cô” mà gọi là “bà” xưng “tôi”.Hương gây hết khó khăn này đến khó khăn khác cho chịtrong sinh hoạt hàng ngày. Từ những trò lặt vặt như làmhỏng các món ăn chị làm, bày bừa đồ đạc cho chị phải vấtvả dọn dẹp, hay đến những việc hệ trọng hơn như gây hiểulầm giữa chị và anh Lâm để mong bố ghét dì ghẻ củaHương đều không qua nổi mắt chị. Song chị Thảo thườngtrách phạt Hương bằng thái độ bao dung chứ không tỏ ratức giận hoặc sợ hãi, cam chịu.Hương là đứa trẻ bướng bỉnh nhưng cũng rất sợ bố, tuynhiên chị Thảo không bao giờ “hỏi tội” Hương trước mặtbố Lâm. Điều này khiến Hương có phần nể sợ “dì”. Songcũng chưa bao giờ để được lòng Hương mà chị Thảo lạidung túng cho những việc làm sai trái của cháu. Bằng sựnhắc nhở nhẹ nhàng và có phần cảm thông, chị đã khiếnHương phải nhìn nhận lại hành động của mình và biết xấuhổ.Chị đã có những chia sẻ thực sự cần thiết, tế nhị, đúng lúcdành cho Hương khiến Hương rất đỗi kinh ngạc và thầmbiết ơn chị. Dần dần Hương nhận thấy “dì ghẻ” rất tôntrọng mình, dì thực sự coi Hương là người lớn, mọi lời nói,việc làm và thế giới riêng của Hương đều được dì xemtrọng. Hương rất cảm kích trước cách cư xử này của dì, bởichính bố và mẹ đẻ của cháu trước đây cũng chưa từng làmđược điều đó.Hương ngày càng gần gũi với “dì ghẻ”, coi dì như mộtngười bạn, chia sẻ với dì nhiều hơn bởi dì rất hiểu Hương,dì còn là người biết giữ bí mật và luôn cho Hương nhữnglời khuyên đúng đắn.Và một điều nữa khiến Hương rất nể phục “dì ghẻ”, đó làthái độ công bằng của chị Thảo đối với mẹ đẻ của Hương.Khi bé út có chiều quên mẹ đẻ, thiên hẳn về phía mình, chịThảo thường khéo léo “điều chỉnh” bằng cách nhắc với bélà bé có hai mẹ, bé phải yêu thương cả hai mẹ như nhau.Chưa bao giờ chị Thảo có một lời lẽ nào chỉ trích, nói xấumẹ đẻ của Hương, và còn khuyến khích chị em Hươngthường xuyên liên lạc với mẹ đẻ (mặc dù mẹ đã có gia đìnhkhác), tránh cho chị em Hương sự giằng xé về tình cảm.Hương không khỏi xúc động khi nghe dì tâm sự: “Mẹkhông bao giờ có thể hoàn toàn thay thế được hình ảnh mẹđẻ trong mắt các con. Mẹ chỉ mong các con hãy coi mẹ nhưmột người mẹ xuất hiện thêm trong cuộc đời các con vàđược các con chấp nhận…”.Bằng tấm lòng nhân hậu, tình thương bao la và một phươngpháp vô cùng đúng đắn, chị Thảo đã làm nên điều kỳ diệulà xóa được định kiến đã ăn sâu vào quan niệm của nhiềungười: “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời dì ghẻ lạithương con chồng”.Câu chuyện của chị Thảo cho thấy, xây dựng mối quan hệtốt với con riêng của chồng không phải là việc khó đếnmức không thể làm nổi. ...

Tài liệu được xem nhiều: