Danh mục

Nghệ thuật… lừa sếp

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.08 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây công việc của bạn tương đối bận rộn, nhưng giờ đây, do suy thoái kinh tế, tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty bị giảm sút, mảng công việc bạn đang phụ trách không có nhiều việc như trước. Nhưng bạn không muốn sếp thấy điều đó vì rất có thể bạn sẽ bị “xem xét lại” mức lương, thưởng… để cho cân bằng với những phòng ban khác. Vậy phải làm sao bây giờ? Thỉnh thoảng đứng dạy uống nước, đi lại và “buôn” với các đồng nghiệp... (Ảnh minh hoạ) 1. Luôn để góc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật… lừa sếp Nghệ thuật… lừa sếp Trước đây công việc của bạn tương đối bận rộn, nhưng giờ đây, do suy thoái kinh tế, tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty bị giảm sút, mảng công việc bạn đang phụ trách không có nhiều việc như trước. Nhưng bạn không muốn sếp thấy điều đó vì rất có thể bạn sẽ bị “xem xét lại” mức lương, thưởng… để cho cân bằng với những phòng ban khác. Vậy phải làm sao bây giờ? Thỉnh thoảng đứng dạy uống nước, đi lại và “buôn” với các đồng nghiệp... (Ảnh minh hoạ) 1. Luôn để góc làm việc của mình thật “bộn bề” tài liệu, dự án, sách tham khảo… cho công việc. Tất nhiên bạn cũng đừng quên để thêm thật nhiều đồ giấy tờ, văn phòng phẩm lên bàn làm việc, để chúng càng rối mắt càng tốt. Khi đó ai đi qua cũng phải “ngước nhìn” vì tinh thần làm việc đầy “chịu thương chịu khó” của bạn. 2. Máy tính của bạn phải mở thật nhiều chương trình, tất nhiên là những chương trình liên quan đến công việc, bạn không cần phải cắm cúi “mò mẫm” ngâm cứu các chương trình đó, cứ mở ra thế thôi và ánh mắt bạn vẫn có thể mơ màng hướng ra phía xa, nhưng tư thế ngồi phải đang trong trạng thái làm việc, để người khác tưởng bạn đang làm việc. 3. Bất cứ khi nào có cơ hội, bạn hãy hỏi sếp thật nhiều câu hỏi khó về các chương trình dự án mà bạn đang nhận làm. Sếp sẽ yên tâm rằng bạn đang “tập trung tư tưởng” giải quyết thật tốt công việc được giao. Bạn cũng tìm cách chỉnh sửa thật “chỉn chu” báo cáo công việc của mình, để sếp liếc qua là thấy bạn vẫn đang cố gắng hoàn thành công việc. Luôn để góc làm việc của mình thật “bộn bề” tài liệu, dự án, sách tham khảo… cho công việc... (Ảnh minh hoạ) 4. Thỉnh thoảng đứng dạy uống nước, đi lại và “buôn” với các đồng nghiệp. Nhưng bạn đừng quên là trước khi đứng dạy thì hãy để bàn làm việc của mình trông thật “bận rộn” như khi bạn đang ngồi ở đó. Khi có cơ hội buôn chuyện thì bạn đừng quên nói thật nhiều về công việc mình đang làm, để tìm được sự “đồng cảm” của đồng nghiệp về những vấn đề đầy khó khăn trong công việc của bạn. Hãy cứ “tâng bốc” chúng lên, một cách “hợp lý” là các đồng nghiệp sẽ tin bạn thôi, vì mỗi người được giao quản lý một mảng chuyên môn riêng, làm sao người khác có thể hiểu thấu đáo về công việc bạn đang làm ngoài bạn? Bạn nên có cách nói khéo léo tránh khoa trương quá, kẻo sẽ... phản tác dụng đó. 5. Khi có cơ hội, đừng quên “xung phong” làm những công việc chung của công ty: Đi mua đồ ăn vặt, mua văn phòng phẩm… chẳng hạn. Như vậy bạn sẽ giữ được hình ảnh “năng động” trong mắt đồng nghiệp. 6. Và điều rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng khác đó là: Bạn nên ăn mặc thật nghiêm chỉnh, để mọi người thấy rằng bạn luôn nghiêm túc trong công việc. Bạn cũng nên đến đúng giờ làm việc, cho dù công việc của bạn không hề nhiều. Nếu bạn hay đi muộn và ăn mặc lôm côm thì có lẽ bạn sẽ trở thành tâm điểm bàn tán của tất cả mọi người rồi. Bạn hãy cố gắng duy trì ấn tượng tốt trong mắt mọi người, và phải thật khéo léo trong mọi hoạt động, mọi người sẽ không có cơ hội mổ xẻ bạn trước bàn dân thiên hạ. Tất nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì đừng bằng lòng với công việc nhàm chán nhàn hạ hiện tại, hãy cố vươn lên một vị trí tốt hơn trong công ty hoặc tìm một cơ hội tốt hơn ở công ty khác. Những giải pháp trên chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.

Tài liệu được xem nhiều: