Danh mục

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của L.N. Tolstoy qua đoạn trích 'Bầu trời Austerlits' trong tiểu thuyết 'Chiến tranh và hòa bình'

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của L.N. Tolstoy qua đoạn trích “bầu trời Austerlits” trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Sự phục sinh, tự nhận thức về mình, về cuộc đời, về ý nghĩa cuộc sống của Andrey Bolkonsky bắt đầu từ cảm giác đau đớn trên cao nguyên Pratsen. Bầu trời Austerlits xanh vĩnh hằng, cao lồng lộng được nhân vật nội cảm hóa thành không gian tâm trạng, biểu hiện sự tự ý thức của con người, chất chứa trong nó ý niệm về cái cao cả, cái thiện, cái đẹp và là một biểu tượng của sự cứu rỗi cho tâm hồn của nhân vật chính. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của L.N. Tolstoy qua đoạn trích “Bầu trời Austerlits” trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT CỦA L.N. TOLSTOY QUA ĐOẠN TRÍCH “BẦU TRỜI AUSTERLITS” TRONG TIỂU THUYẾT “CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” TS Trần Thị Thu Hường Bài báo phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của L.N. Tolstoy qua đoạn trích “bầu trời Austerlits” trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Sự phục sinh, tự nhận thức về mình, về cuộc đời, về ý nghĩa cuộc sống của Andrey Bolkonsky bắt đầu từ cảm giác đau đớn trên cao nguyên Pratsen. Bầu trời Austerlits xanh vĩnh hằng, cao lồng lộng được nhân vật nội cảm hóa thành không gian tâm trạng, biểu hiện sự tự ý thức của con người, chất chứa trong nó ý niệm về cái cao cả, cái thiện, cái đẹp và là một biểu tượng của sự cứu rỗi cho tâm hồn của nhân vật chính. Độc thoại nội tâm, sự kết hợp giữa tính sử thi – tâm lí là những giá trị đặc sắc của tác phẩm. Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 – 1910) là đại văn hào của Nga và thế giới, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” – đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới, là “tác phẩm vĩ đại của thế kỉ XIX” (Gorky). Trong một bài trả lời phỏng vấn, John Updike – một trong những tiểu thuyết gia người Mĩ xuất sắc nhất thế kỷ XX – đã nói nếu được lựa chọn một vài cuốn sách để mang vào thế kỉ tới, ông sẽ mang theo “Kinh thánh”, các tác phẩm của Shakespeare và “Chiến tranh và hòa bình”của Lev Tolstoy. “Chiến tranh và hòa bình” của L. Tolstoy, được nhà xuất bản “Russky Vestnik” in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoleon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của L. Tolstoy. Có nhiều phương diện tạo nên tầm vóc vĩ đại của “Chiến tranh và hòa bình” như vấn đề đạo đức được đặt ra trong tác phẩm, tính chất hoành tráng, hùng vĩ của “một pho Iliat thứ hai”… trong đó không thể không nhắc tới nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật như một thành tựu xuất sắc bậc nhất của L. Tolstoy. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử và chính là điểm cách tân của L. Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó tạo nên hình tượng anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới. Tác phẩm vĩ đại này đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Có thể nói, với phương pháp miêu tả tâm lí của mình, L. Tolstoy đã góp phần đưa văn xuôi tâm lý Nga thế kỉ XIX lên đến đỉnh cao rực rỡ, đồng thời mở ra một hướng phát triển mới cho nghệ thuật tiểu thuyết – nghệ thuật về “phép biện chứng tâm hồn”. 21 Ở bài viết này, tác giả cố gắng tìm hiểu một số đặc điểm của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của L. Tolstoy qua đoạn trích nằm trong tập 1, phần III, chương XVIII với tên gọi “Bầu trời Austerlits” [1]. Đoạn trích miêu tả tâm trạng của công tước Andrey Bolkonsky khi bị thương nằm lại trên cao nguyên Pratsen: đây là thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt đối với số phận, tính cách nhân vật. Song bước ngoặt này không được L. Tolstoy miêu tả như một sự đột biến mà như một quá trình diễn biến phức tạp, như một kết quả được tạo nên từ rất nhiều nguyên nhân móc nối, liên kết vói nhau. Nói một cách khác, nghệ thuật thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở L. Tolstoy cũng có nghĩa là quá trình thâm nhập và lý giải chiều sâu tâm hồn con người với biết bao mâu thuẫn, xung đột, va chạm… Có lẽ nên nhắc lại đôi chút về công tước Andrey Bolkonsky – một thanh niên đại quý tộc, thông minh, sắc sảo, tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão, có cô vợ Lisa xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Chàng là mẫu người quý tộc tiên tiến, lí tưởng của thời đại, của nước Nga thế kỉ XIX, chàng khao khát sống chân thực, cao thượng, căm ghét mọi giả dối, xấu xa, thấp hèn. Nhưng xã hội thượng lưu – môi trường sống của chàng lại đầy rẫy những giả dối, công thức, xấu xa. Mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực chuyển thành xung đột nội tâm. Andrey Bolkonsky quyết định từ giã gia đình, gửi vợ cho cha và em chăm sóc, gia nhập Quân đội Nga, tham chiến trận đánh Austerlits (1805-1807) – nơi Napoleon Bonaparte đã đánh tan nát quân Liên minh Nga – Áo. Hành động của Andrey một mặt là sự tự giải thoát mình ra khỏi cái vòng quẩn quanh, mỏi mệt của cuộc sống cũ, là một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, mặt khác, chiến tranh đối với Andrey Bolkonsky còn là cơ hội để chàng có thể tìm thấy công danh trên chiến trường như hình mẫu thần tượng Napoleon – từ một đại úy trở thành hoàng đế khiến cả thế giới phải nể phục, nhờ một trận đánh lẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: