Danh mục

Nghệ thuật Pháp lam – Loại hình mỹ thuật trang trí độc đáo

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu người Nhật Bản nổi tiếng với Gốm Raku, người Trung Hoa với men ô hộc (cloisonne), thì ở Việt Nam nói chung, Huế nói riêng có Pháp Lam. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Huế đó thất truyền hơn vài thế kỷ, đến nay đang từng bước được hồi sinh. Những di sản Pháp lam còn lại trên đất cố đô Huế ngày nay khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức. Những chứng tích ấy là bằng chứng rõ nét nhất chứng tỏ loại hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Pháp lam – Loại hình mỹ thuật trang trí độc đáo Nghệ thuật Pháp lam – Loại hình mỹ thuật trang trí độc đáo Nếu người Nhật Bản nổi tiếng với Gốm Raku, người Trung Hoa với men ô hộc (cloisonne), thì ở Việt Nam nói chung, Huế nói riêng có Pháp Lam. Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Huế đó thất truyền hơn vài thế kỷ, đến nay đang từng bước được hồi sinh. Những di sản Pháp lam còn lại trên đất cố đô Huế ngày nay khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức. Những chứng tích ấy là bằng chứng rõ nét nhất chứng tỏ loại hình mỹ thuật độc đáo này đó từng phát triển hưng thịnh và được cố nhân đánh giá về chất lượng nghệ thuật khá cao. Để tôn vinh loại hình nghệ thuật Pháp lam này, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển Pháp lam cho mói đời sau, Pháp lam đã là một trong ba nghề được tôn vinh tại Festival nghề truyền thống Huế năm 2009, cùng với Gốm và Sơn mài. Nghệ thuật Pháp lam – Loại hình mỹ thuật trang trí độc đáo thời Nguyễn Pháp lam là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế, cốt làm bằng đồng đỏ, bên ngoài phủ các lớp men nhiều màu tạo nên các họa tiết rực rỡ màu sắc. Pháp lam có một lịch sử rất lâu đời với việc những sản phẩm Pháp lam đầu tiên trên thế giới được biết đến từ thế kỷ 13 trước công nguyên khi những người thợ kim hoàn Mycenaean tráng men thuỷ tinh trên những đôi khuyên tai bằng vàng. Kể từ đó các nền văn minh trên toàn thế giới đó du nhập kỹ thuật Pháp lam vào các hình thức nghệ thuật riêng biệt của họ. Nghệ thuật chế tác Pháp lam được du nhập vào Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 8 (1827). Nhà vua cho đặt Pháp lam tượng cục, gồm 15 người, do Vũ Văn Mai đứng đầu, chuyên sản xuất pháp lam cho triều đình Huế. Xưởng chế tác pháp lam được đặt ở khu Canh Nông trong Thành nội. Ngoài ra, triều đình cũng mở xưởng pháp lam tại Ái Tử (Quảng Trị) và Đồng Hới (Quảng Bình) để sản xuất pháp lam, đáp ứng các nhu cầu của triều đình. Pháp lam Huế có mặt ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Đõy là buổi thịnh thời của triều Nguyễn: quốc gia thống nhất, kinh tế ổn định. Triều đình lo việc xây dựng kinh đô, lập đền miếu, trang trí tô điểm cho đời sống đế vương. Hiện vật Pháp lam ở Huế thuộc loại hình Pháp lam hoạ. Do chỉ được sử dụng trong Hoàng cung Huế, nên thuật ngữ pháp lam Huế đó được dùng để gọi tên cho kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam vào thời Nguyễn. Trình độ kỹ thuật chế tác pháp lam thời kỳ này chưa đạt độ sắc nét, tinh xảo, màu sắc không đẹp như pháp lam ở các nước khác, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, Pháp lam Huế lại khẳng định dấu ấn sáng tạo của người Việt, của văn hoá Việt Nam, minh chứng cho nền kinh tế – chính trị những năm độc lập, tự chủ thời Nguyễn. Pháp lam được xem là một báu vật xa xỉ, quý hiếm, sang trọng, chỉ được dùng để trang trí ở những nơi cung điện, tôn miếu uy nghiêm như điện Thái Hoà (Đại Nội, Huế), điện Hoà Khiêm (làng Tự Đức), điện Biểu Đức (làng Thiệu Trị)… hoặc làm đồ dùng trong cung đình như bát, tô, đĩa, khay, chậu hoa, bình hoa, hộp trầu, hộp phấn… hoặc làm đồ tế tự như lư trầm, bát hương, quả bồng… Pháp lam Huế chứa đựng những màu sắc tươi sáng lộng lẫy có cường độ mạnh nhưng vẫn quen mắt như các hũa sắc điển hình thường hiện ra trong cuộc sống, thường được phản ánh trong nghệ thuật. Ngày nay, các nhà hóa học phân tích: Thành phần chủ yếu của men màu Pháp lam gồm hỗn hợp của muối axit boric với muối axit silicic, sắc trắng dễ nung chảy vì có nguyên liệu Pháp lam trong đó. Bỏ thêm vào một lượng thích hợp sắc tố kim loại bị oxy hóa (oxit kim loại) tức thành màu men Pháp lam. Dựa trên các hiện vật pháp lam được trang trí trên các cung điện của triều Nguyễn và các hiện vật pháp lam hiện cũng lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế cũng như trong dân gian, Pháp lam được sử dụng: Trong trang trí ngoại thất các cung điện triều Nguyễn: Loại hình này thường thấy trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm tại các cung điện điển hình như ở điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị); điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức); điện Thái Hòa (Đại Nội) và các nghi môn ở các lăng trên cũng như khu vực Đại Nội; Pháp lam dựng trong trang trí nội thất: Đó là những hoành phi, câu đối, bình, chóe…; Pháp lam gia dụng và Pháp lam tế tự: Hiện vật nhóm này bao gồm các đồ dùng trong việc tế tự như lư hương, quả bồng, chân đế quả bồng, cơi trầu… và các đồ gia dụng như khay trà, tô, bát, tìm đựng thức ăn. Trong đó, được chú ý nhiều nhất là loại hình Pháp lam trang trớ ngoại thất: những chi tiết trang trí hình rồng, mây… gắn ở các bờ nóc, bờ quyết của cung điện và các cửa tam quan trong lăng tẩm các vua Nguyễn; các ô, hộc trang trí theo lối “nhất thi, nhất họa” ở cổ diềm, đầu hồi, bờ mái… các ngôi điện lớn như điện Thái Hòa, điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh); những bức hoành trước mộ vua Minh Mạng và trước điện Thái Hòa; các đồ án mây ngũ sắc, bầu thái cực các ô hộc trang trí bát bửu, tứ quý… chính giữa bờ nóc Minh Lâu, điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức) hay ở bờ nóc bờ quyết của điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị)… Màu sắc rực rỡ của những mảng Pháp lam nổi bật trên các phông màu xám cố hữu của các kiến trúc cổ kính rêu phong đó tạo nên những điểm xuyết sinh động, làm cho các công trình kiến trúc vốn uy nghi, trầm mặc có thêm phần tươi sáng và thanh thoát. Nguồn gốc của Nghệ thuật chế tác Pháp lam Dựa vào những tư liệu do Gaide và Henry Peyssonneaux cung cấp trong bài khảo cứu Les tombeaux de Hué: Prince Kiên Thái Vương đăng trên B.A.V.H. (No. 1/1925), đồng thời đối chứng với các sản phẩm pháp lam Huế hiện hữu trên các di tích triều Nguyễn ở Huế, trong Bảo tàng MTCé Huế và trong các sưu tập tư nhân, chúng ta có thể dễ dàng xác nhận rằng, kỹ nghệ pháp lam Huế đó tiếp thu kỹ nghệ Họa Pháp lang của Quảng Đông (Trung Quốc). Kỹ nghệ Họa Pháp lang dựng một lớp men lót tráng lên nền thai cốt, vẽ thêm các họa tiết trang trí bằng men ngũ sắc lên trên nền men lót, rồi đem nung mà thành sản phẩm. Sử sách cho biết trong quá trì ...

Tài liệu được xem nhiều: