![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghệ thuật sốngCho những trái tim tan vỡ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 208.99 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đâu đó xung quanh tôi đôi khi lại vang lên những tiếng ai oán thở than. Của những người rất trẻ, những người trưởng thành chín chắn, của cả những người thành công và cả những kẻ thất bại, của cả những kẻ kính Chúa và những tên vô thần… Có thật là khi cuộc sống đầy đủ người ta sẽ ngừng oán thán? Hay có thể quan niệm như các nhà khoa học được không: rằng khi bạn nắm được quy luật thì bạn sẽ làm chủ được cuộc đời, và chế ngự được xúc cảm của mình? Tôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật sống"Cho những trái tim tan vỡ " Cho những trái tim tan vỡ Đâu đó xung quanh tôi đôi khi lại vang lên những tiếng ai oán thở than. Của những người rất trẻ, những người trưởng thành chín chắn, của cả những người thành công và cả những kẻ thất bại, của cả những kẻ kính Chúa và những tên vô thần… Có thật là khi cuộc sống đầy đủ người ta sẽ ngừng oán thán? Hay có thể quan niệm như các nhà khoa học được không: rằng khi bạn nắm được quy luật thì bạn sẽ làm chủ được cuộc đời, và chế ngự được xúc cảm của mình? Tôi cho là không. Hạnh phúc không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản, cơ sở vật chất xung quanh bạn hiện đại tiện nghi tới mức độ nào. Hạnh phúc càng không phải là khi ta tìm ra chân lý và quy luật. Người ta luôn hướng tới một cuộc sống viên mãn và vững vàng. Có được 2 thành tố này, ta có thể nói là cuộc sống của mình thật hạnh phúc. Viên mãn thì chắc chắn là không bao giờ có thể đạt tới rồi, vì lòng tham của con người là vô độ. Còn vững vàng thì có thể đấy. Để cuộc sống đứng vững, thăng bằng, tôi cho rằng mọi người chúng ta ai cũng chiếc kiềng tạo nên bởi 3 yếu tố: Gia đình – Tình bạn – Tình yêu. Còn những yếu tố khác như học thức, tiền tài, danh vọng, quan tước… hầu hết đều có thể quy đổi ngược lại 3 nhân tố của chiếc kiềng kể trên bằng một số công thức nhất định. Người ta chỉ có thể được kính trọng nếu đứng vững, nên nếu ai có thể thiết lập được thế chân kiềng của mình vững vàng thì hiển nhiên, cuộc sống sẽ suôn sẻ. Nói cách khác, nếu cái kiềng của bạn khuyết 1 chân nào đó, cuộc sống ấy sẽ tự nhiên mất thăng bằng, bạn vẫn có thể thành công trong một chừng mực nhất định, nhưng đó không phải là một chiến thắng hoàn hảo. Cá nhân tôi thì cho rằng cuộc sống này chỉ cho 1 loại người niềm hạnh phúc tuyệt đối: là người điên. Chỉ người điên mới có một cuộc sống tràn đầy niềm hạnh phúc bất tận và không gì suy chuyển nổi. Chúng ta thường thương cảm cho những kẻ mất trí đang hát hò ngoài kia, nhưng biết đâu họ lại nhìn chúng ta đầy thương hại: chúng ta là gì ngoài những kẻ suốt đời tất bật mệt mỏi hy sinh cho những giá trị phù phiếm? Nhưng chúng ta không điên! Nên những cái ‘giá trị phù phiếm’ ấy rất cần trong xã hội hiện đại. Chúng ta vẫn phải tất bật mệt mỏi hy sinh cho đến khi nhắm mắt mãi mãi. Vậy thì, nếu một ngày bạn trở dậy mệt mỏi và căng thẳng, muốn lao từ tầng 13 xuống cho nó gọn, hoặc mơ mộng trúng con đề đổi đời thì xin chúc mừng: sức chiến đấu của bạn vẫn tốt, chỉ có điều những xung năng ấy chưa được phát huy đúng cách thôi. Lúc này là lúc chúng ta cần xem xét lại sự vững chãi của chiếc kiềng chúng ta đang dựa vào, chỉ cần tu bổ nó đúng cách, cuộc sống sẽ tự nhiên nở hoa trở lại thôi. Gần đây tôi có quen với một số người bạn mới: những người bạn khiếm thính (câm điếc). Thực tế là cuộc sống của họ gặp rất nhiều rào cản, và về vật chất thì khá khó khăn (trừ một vài cá nhân cá biệt gia đình giầu sụ sẵn rồi). Tuy thế, có một điểm đặc biệt mà tôi không sao lý giải được là sự lạc quan của họ cao hơn của những người thường khá nhiều. Nghe có vẻ ngược đời nhưng sự thật đúng thế: cuộc sống, tư duy của họ khá đơn giản, vật chất hạn chế nhưng mức độ lạc quan thì không phải bàn cãi. Có điều gì bất ổn ở đây nhỉ? Có thật là khi người ta biết nhiều hơn thì cuộc sống vững chắc, hạnh phúc hơn kẻ biết ít hơn không? Tự nhiên tôi lại liên tưởng đến một cuộc khảo sát của mấy bác khoai tây thực hiện về mức độ lạc quan của các dân tộc: tôi thực sự lo lắng khi chỉ số này của VN thuộc hàng top thế giới. Thật kỳ lạ phải không? Vậy nên cái ước ao ‘muốn làm con chim hót, muốn làm một nhành hoa’ hoá ra lại rất thực tế và khoa học. Để hạnh phúc thì hình như (oái oăm thay) chúng ta phải biết ít đi một chút. Tuổi thơ của những người 7x chúng tôi thực sự là hạnh phúc hơn trẻ con bây giờ. Không phải do chúng tôi chỉ phải học ít hơn, được tự do vận động cơ bắp nhiều hơn, bị ít kỳ vọng áp lực hơn… mà đơn giản là chúng tôi không so sánh, hay nói đúng hơn là không biết gì mà so sánh. Cái sự thiếu thông tin thì phải nói là khủng hoảng. VD đơn giản thế này: Hồi bé tôi cũng thích đọc sách truyện linh tinh, và hồi đó tôi có thể mua tất cả các cuốn sách mới xuất bản chỉ với việc tiết kiệm tiền ăn sáng tí xíu. Không hề cường điệu: tôi đọc tuốt từ gương anh hùng Hoa Xuân Tứ, chiến sỹ Tô Vĩnh Diện đến truyện vụ án rẻ tiền, chiến tranh với Trung Quốc, truyện Xì-Trum, Cánh buồm đỏ thắm… Tóm lại là không có gu gì cả, vì không có lựa chọn. Thế nhưn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật sống"Cho những trái tim tan vỡ " Cho những trái tim tan vỡ Đâu đó xung quanh tôi đôi khi lại vang lên những tiếng ai oán thở than. Của những người rất trẻ, những người trưởng thành chín chắn, của cả những người thành công và cả những kẻ thất bại, của cả những kẻ kính Chúa và những tên vô thần… Có thật là khi cuộc sống đầy đủ người ta sẽ ngừng oán thán? Hay có thể quan niệm như các nhà khoa học được không: rằng khi bạn nắm được quy luật thì bạn sẽ làm chủ được cuộc đời, và chế ngự được xúc cảm của mình? Tôi cho là không. Hạnh phúc không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản, cơ sở vật chất xung quanh bạn hiện đại tiện nghi tới mức độ nào. Hạnh phúc càng không phải là khi ta tìm ra chân lý và quy luật. Người ta luôn hướng tới một cuộc sống viên mãn và vững vàng. Có được 2 thành tố này, ta có thể nói là cuộc sống của mình thật hạnh phúc. Viên mãn thì chắc chắn là không bao giờ có thể đạt tới rồi, vì lòng tham của con người là vô độ. Còn vững vàng thì có thể đấy. Để cuộc sống đứng vững, thăng bằng, tôi cho rằng mọi người chúng ta ai cũng chiếc kiềng tạo nên bởi 3 yếu tố: Gia đình – Tình bạn – Tình yêu. Còn những yếu tố khác như học thức, tiền tài, danh vọng, quan tước… hầu hết đều có thể quy đổi ngược lại 3 nhân tố của chiếc kiềng kể trên bằng một số công thức nhất định. Người ta chỉ có thể được kính trọng nếu đứng vững, nên nếu ai có thể thiết lập được thế chân kiềng của mình vững vàng thì hiển nhiên, cuộc sống sẽ suôn sẻ. Nói cách khác, nếu cái kiềng của bạn khuyết 1 chân nào đó, cuộc sống ấy sẽ tự nhiên mất thăng bằng, bạn vẫn có thể thành công trong một chừng mực nhất định, nhưng đó không phải là một chiến thắng hoàn hảo. Cá nhân tôi thì cho rằng cuộc sống này chỉ cho 1 loại người niềm hạnh phúc tuyệt đối: là người điên. Chỉ người điên mới có một cuộc sống tràn đầy niềm hạnh phúc bất tận và không gì suy chuyển nổi. Chúng ta thường thương cảm cho những kẻ mất trí đang hát hò ngoài kia, nhưng biết đâu họ lại nhìn chúng ta đầy thương hại: chúng ta là gì ngoài những kẻ suốt đời tất bật mệt mỏi hy sinh cho những giá trị phù phiếm? Nhưng chúng ta không điên! Nên những cái ‘giá trị phù phiếm’ ấy rất cần trong xã hội hiện đại. Chúng ta vẫn phải tất bật mệt mỏi hy sinh cho đến khi nhắm mắt mãi mãi. Vậy thì, nếu một ngày bạn trở dậy mệt mỏi và căng thẳng, muốn lao từ tầng 13 xuống cho nó gọn, hoặc mơ mộng trúng con đề đổi đời thì xin chúc mừng: sức chiến đấu của bạn vẫn tốt, chỉ có điều những xung năng ấy chưa được phát huy đúng cách thôi. Lúc này là lúc chúng ta cần xem xét lại sự vững chãi của chiếc kiềng chúng ta đang dựa vào, chỉ cần tu bổ nó đúng cách, cuộc sống sẽ tự nhiên nở hoa trở lại thôi. Gần đây tôi có quen với một số người bạn mới: những người bạn khiếm thính (câm điếc). Thực tế là cuộc sống của họ gặp rất nhiều rào cản, và về vật chất thì khá khó khăn (trừ một vài cá nhân cá biệt gia đình giầu sụ sẵn rồi). Tuy thế, có một điểm đặc biệt mà tôi không sao lý giải được là sự lạc quan của họ cao hơn của những người thường khá nhiều. Nghe có vẻ ngược đời nhưng sự thật đúng thế: cuộc sống, tư duy của họ khá đơn giản, vật chất hạn chế nhưng mức độ lạc quan thì không phải bàn cãi. Có điều gì bất ổn ở đây nhỉ? Có thật là khi người ta biết nhiều hơn thì cuộc sống vững chắc, hạnh phúc hơn kẻ biết ít hơn không? Tự nhiên tôi lại liên tưởng đến một cuộc khảo sát của mấy bác khoai tây thực hiện về mức độ lạc quan của các dân tộc: tôi thực sự lo lắng khi chỉ số này của VN thuộc hàng top thế giới. Thật kỳ lạ phải không? Vậy nên cái ước ao ‘muốn làm con chim hót, muốn làm một nhành hoa’ hoá ra lại rất thực tế và khoa học. Để hạnh phúc thì hình như (oái oăm thay) chúng ta phải biết ít đi một chút. Tuổi thơ của những người 7x chúng tôi thực sự là hạnh phúc hơn trẻ con bây giờ. Không phải do chúng tôi chỉ phải học ít hơn, được tự do vận động cơ bắp nhiều hơn, bị ít kỳ vọng áp lực hơn… mà đơn giản là chúng tôi không so sánh, hay nói đúng hơn là không biết gì mà so sánh. Cái sự thiếu thông tin thì phải nói là khủng hoảng. VD đơn giản thế này: Hồi bé tôi cũng thích đọc sách truyện linh tinh, và hồi đó tôi có thể mua tất cả các cuốn sách mới xuất bản chỉ với việc tiết kiệm tiền ăn sáng tí xíu. Không hề cường điệu: tôi đọc tuốt từ gương anh hùng Hoa Xuân Tứ, chiến sỹ Tô Vĩnh Diện đến truyện vụ án rẻ tiền, chiến tranh với Trung Quốc, truyện Xì-Trum, Cánh buồm đỏ thắm… Tóm lại là không có gu gì cả, vì không có lựa chọn. Thế nhưn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm kỹ năng quản lý nghệ thuật sống Cho những trái tim tan vỡ tâm lýTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 804 15 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 425 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Phần 1
88 trang 392 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 388 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 308 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 303 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 241 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 241 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 239 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 233 0 0