Danh mục

NGHỆ THUẬT TẠO THIÊN CẢM BAN ĐẦU

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.98 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều học viên than phiền với tôi rằng, họ gặp khó khăn trong việc bắt đầu câu chuyên và gây thiện cảm với người đối diện, mặc dù họ biết mình là người tốt và chân thành, nhưng không biết cách làm sao cho người khác cảm nhận được điều ấy. Bài viết này sẽ giúp những bạn học viên ấy có những bí quyết cơ bản để gây dựng thiện cảm nhanh chóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHỆ THUẬT TẠO THIÊN CẢM BAN ĐẦU NGHỆ THUẬT TẠO THIÊN CẢM BAN ĐẦURất nhiều học viên than phiền với tôi rằng, họ gặp khó khăn trong việcbắt đầu câu chuyên và gây thiện cảm với người đối diện, mặc dù họ biếtmình là người tốt và chân thành, nhưng không biết cách làm sao chongười khác cảm nhận được điều ấy. Bài viết này sẽ giúp những bạn họcviên ấy có những bí quyết cơ bản để gây dựng thiện cảm nhanh chóng.Hãy luôn nhớ bạn chỉ có 30 giây để gây ấn tượng với người đối diện,những gì xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ quyết địnhtương lai của toàn bộ mối quan hệ.Bí quyết thứ nhất : Hãy luôn là chính mình- Hãy là người chủ động xây dựng hình ảnh của chính mình. Trước hếtlà về trang phục, vẻ ngoài của bạn phải tạo được ấn tượng tốt. Bạn nêntham khảo các tư vấn về trang phục, trang điểm và trang sức (với nữgiới) và về trang phục, diện mạo, phong cách ( với nam giới) để có cáchtạo ra vẻ ngoài phù hợp. Nguyên tắc BOSS của trang phục: mọi thứ trêncon người bạn phải phù hợp với bốn yếu tố Body ( vóc dáng), Occasion( Dịp xuất hiện), Situation (Tình huống) và quan trọng nhất là Style(Phong cách, cá tính).- Luôn xác định rõ phong cách giao tiếp của mình ngay từ đầu. Nếu bạnlà người rụt rè, ít nói, bạn không cần phải huyên thuyên cười nói. Chỉcẩn một cái gật đầu nhẹ nhàng và một nụ cười thân thiện thay cho lớichào hay câu nói cũng đủ tạo thiện cảm tốt. Nếu bạn là người mạnh mẽ,xã giao thì bạn cũng không cần phải che dấu, bạn cứ chủ động tiến tớichào hỏi và vui vẻ với người đối diện. Tuy nhiên, bạn cần để ý nhiềuhơn tới những ảnh hưởng mà phong cách giao tiếp của bạn đã tạo ra chongười khác, xem xét thái độ và phản ứng của họ để điều chỉnh một chútcho phù hợp. Bạn thử tự đánh giá xem trong những việc bạn đang làm,điều gì mang lại hiệu quả, điều gì không. Nếu bạn gật đầu nhe nhàng vàcười nhưng người đó lại rất nhiệt thành và cởi mở thì bạn cần thoải máivà nói nhiều hơn. Ngược lại nếu họ còn rụt rè và ít nói hơn bạn thì bạnnên chủ động khơi gợi họ bằng các câu hỏi mở, nhưng đơn giản và dễ trảlời.Bí quyết thứ hai: Chủ động và tích cực khơi gợi và Lắng nghe- Hãy giao tiếp với người khác theo cách mà họ muốn được giao tiếp,chứ không phải theo cách bạn muốn. Bạn cần tạo cơ hội cho họ nói vềnhững gì họ biết, họ quen thuộc hay họ yêu thích, chứ không phải nói vềnhững gì bạn thích. Ví dụ khi bạn hỏi về nghề nghiệp, họ trả lời là làmgiáo viên thì bạn nên hỏi và tạo cơ hội cho họ nói về học sinh, về việcdạy học, chứ đừng bắt họ đưa nhận định về nghề IT của bạn.- Muốn có thông tin của họ, bạn phải chủ động cung cấp thông tin vềmình trước. Ví dụ, thay vì bạn làm quen bằng cách hỏi: “Chào bạn, bạntên gì?” thì bạn phải hỏi là: “ Chào bạn, mình tên Nam, thế còn bạn têngì?” Làm như vậy, bạn sẽ khơi gợi cho họ cách trả lời đúng hướng, vàtheo phép lịch sự khi bạn cho họ thông tin, họ cũng đáp lễ bằng mộtthông tin khác.- Bạn cần tập trung lắng nghe - điều này rất khác với nghe. “Lắng nghe”là một việc làm mang tính chủ động, đòi hỏi sự tập trung, chú ý và tiêutốn nhiều năng lượng, trong khi “nghe” chỉ là một việc thụ động vàkhông đòi hỏi bất kỳ một kỹ năng đặc biệt nào cả. Lắng nghe để hiểu cáctư tường nằm sau lời nói, để cảm nhận được cảm xúc và cảm thông vớitình huống của họ.Bí quyết thứ ba: tung hứng và phản hồi tích cực.- Lắng nghe rồi, bạn phải biết cách trả lời tạo cảm hứng. Ví dụ: sau khihỏi tên và họ nói tên là Nam. Nếu bạn chỉ nói đơn giản: Nam hả? hayhỏi thăm tiếp: Nam làm việc ở đâu thì thật là chán. Bạn hãy đón nhận cáitên ấy một cách hồ hởi và nâng cao nó lên thành một mối lien hệ gầngũi: “A, bạn tên Nam, trùng tên một người sếp mà mình rất kính trọng”hay “ Ôi, thật trùng hợp, ngày xưa mình cũng chơi than với bạn học tênNam, cậu ấy rất dễ thương”…- Phải thấu hiểu trước khi phản hồi. Sự phán xét và phê bình vội vã sẽlàm giảm hiệu quả của việc lắng nghe. Nếu họ nói một câu nói hay nhậnđịnh không phù hợp, bạn đừnhg vội vàng phản bác, mà hãy tỏ ra hiểu vàthông cảm. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu tâmtrạng và mong muốn của họ. Nếu họ nói: xin lỗi mình đang rất bận,không nói chuyện với bạn được, thì hãy cứ hiểu là bận thật và nói: Ôi,mình xin lỗi vì đã làm phiền bạn. Vậy mình mong lần sau chúng ta códịp nói chuyện nhiều. Chứ bạn không nên nghĩ là họ “chảnh” hay khôngmuốn nói chuyện với bạn ( cho dù có thể đó là sự thật). Làm như vậy,bạn sẽ lưu lại thiện cảm tốt ban đầu với họ, và mở cơ hội cho các lầnsau.Bí quyết thứ tư: Vận dụng Ngôn ngữ cơ thể tích cực- Gắn lời nói với hành động. Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể không nhấtquán, người ta thường tin vào cái họ nhìn thấy, chứ không phải những gìhọ nghe được. Hành động có sức mạnh hơn lời nói. Trong những giâyphút ban đầu thì một ánh nhìn thẳng và tự tin, một nụ cười thân thiện,một cái bắt tay ấm áp, một giọng nói ân cần…sẽ tạo thiện cảm hơn tất cảnhững gì “đầu môi chót lưỡi” mà bạn học được ở đâu đó- Duy trì một khoản ...

Tài liệu được xem nhiều: