Thông tin tài liệu:
Có một giáo sư, lúc còn trẻ rất chăm chú đi sâu nghiên cứu học thuật. Nhưng về sau vẫn cảm thấy mình đang đi theo đường mòn lối cũ, bao năm chẳng làm nên được
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật tiếp nhận những kiến thức mới
Nghệ thuật tiếp nhận những kiến
thức mới
Có một giáo sư, lúc còn trẻ rất chăm chú đi sâu nghiên cứu học thuật. Nhưng về
sau vẫn cảm thấy mình đ ang đi theo đường mòn lối cũ, bao năm chẳng làm nên
được
Ngược lại, mấy học trò vừa rời ghế nhà trường đã thành đạt trên con đường sự
nghiệp với nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Ông cảm thấy cuộc đời khoa
học của mình như sắp lụi tàn. Ông rất đau buồn, nhưng không tìm ra được
nguyên nhân vì sao. Và ông bắt đầu nghi ngờ cả chính mình. Một lần, ông đem
điều này hỏi một vị thiền sư, song vị thiền sư chẳng nói gì mà lặng lẽ lấy cái cốc
đặt trước mặt ông giáo sư, rồi rót nước vào. Cốc đầy nước, m à vị thiền sư vẫn cứ
rót mãi. Ông giáo sư mới nhắc nhở: Cốc đầy nước rồi kìa, vị thiền sư vẫn không
ngừng tay và nói với ông giáo sư:
- Chả lẽ ông không nghĩ ra được điều gì sao? Thật ra mọi sự buồn phiền của ông
là ở chỗ cái cốc của ông đã quá đầy.
Bấy giờ ông giáo sư mới bừng tỉnh.
Đó là câu chuyện ngụ ngôn dân gian hiện đại của Nhật Bản. Kỳ thực hiện tượng
lão hoá ở người không phải bắt đầu từ thể xác, mà b ắt đầu từ tinh thần, tâm linh
đã chai cứng. Khi một người đ ã không tiếp thu được sự vật mới nữa, có nghĩa là
ở họ đ ã bắt đầu lão hóa. Không phải vì họ không có nhu cầu, mà là do chiếc cốc ở
trên tay họ đã chứa đầy nước. Dù có đưa bất kỳ một cái gì m ới lạ vào, liền bị cái
vốn có ở trong làm làm tan biến đi, hoặc bị tràn đẩy ra ngoài.
Thường nhiều khi ta vô tình đ ổ các thứ vào chiếc cốc của mình. Lâu dần, chiếc
cốc không còn chỗ để dung nạp những cái mới nữa. Đầy thì tràn đó là cái lý
đương nhiên. Đối với cuộc đời, sao ta không thường xuyên rửa sạch cái cốc của
mình, tạo ra một không gian sạch, trước khi sẵn sàng tiếp thu cái mới. Có như
vậy, cái cốc của mình mới ngày càng thêm phong phú và tốt đẹp.