Danh mục

Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.72 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết việt nam thời kì đổi mới, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểuđiểm nhìn nghệ thuật bởi lẽ, để miêu tả, trần thu ật, nhà văn buộc phải xácđịnh, lựa chọn điểm nhìn hợp lý. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật đượchiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đốitượng(1). Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bìnhdiện tâm lý (điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứatuổi...), qua trường nhìn (của tác giả hay của nhân vật)... Trong tác phẩm,việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ.Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việcnhà văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác,thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúctác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Quan sát tiểuthuyết Việt nam đương đại, chúng tôi thấy bên cạnh những tác phẩm thiếttạo điểm nhìn quen thuộc là những hình thức tổ chức điểm nhìn mới, trongđó đáng chú ý là ba hiện tượng nổi bật: sự dịch chuyển điểm nhìn nghệthuật; sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật; gấp bội điểmnhìn. Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật Trong văn học truyền thống, chủ yếu các tác phẩm văn học được triểnkhai từ cái nhìn tương đối ổn định. Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn “biếttrước”. Nghĩa là người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôithứ ba. Với cái nhìn như thế, anh ta nắm trong tay mình sự phát triển củamạch chuyện cũng như số phận của nhân vật. Như vậy, về cơ bản, văn họctruyền thống chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài. Thực ra, cũng từngcó những hiện tượng “phá chuẩn”, chẳng hạn Nguyễn Du miêu tả nội tâmcủa Thúy Kiều: “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Tuy nhiên, phảiđến văn học hiện đại, ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểmnhìn nghệ thuật một cách liên tục mới trở thành một thủ pháp nghệ thuật cótính phổ biến. Điều đó khiến cho văn học hiện đại, nhất là tiểu thuyết trởnên uyển chuyển và khiến cho thể loại này chưa bao giờ “bị đông cứng lại”như cách nói của M. Bakhtin(2). Tuy nhiên, trước khi phân tích sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuậttrong tiểu thuyết thời đổi mới, thiết tưởng cũng cần có những phân biệt vềmặt lý luận giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìnbên ngoài là trường hợp người kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát câuchuyện. Còn điểm nhìn bên trong là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nộitâm của mình. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâmtrạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Việcphối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhàvăn có điều kiện trổ nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độkhác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vôthức cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quành tâm trạngđầy tinh vi của nhân vật. Từ phương diện nào đó, có thể nói, sự đan xen và dịch chuyển liêntục điểm nhìn cũng là một cách thức để tạo nên tính phức điệu của tiểuthuyết. Theo đó, văn bản nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, có khảnăng phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau. Trước hết, chúng tôi muốn nói đến sự dịch chuyển điểm nhìn trongtiểu thuyết lịch sử vì: thứ nhất, đây thể loại đòi hỏi phải bảo đảm sự chínhxác của sử liệu, và chính yêu cầu về sự chính xác ấy thường hạn chế sứcsáng tạo của nhà văn nếu nhà văn đó không làm chủ được cách tổ chứctrần thuật của mình; thứ hai, trong lịch sử tiểu thuyết lịch sử, hiện tượngtrần thuật từ ngôi thứ ba vô nhân xưng là chủ yếu. Với cái nhìn như thế,quan điểm về lịch sử của tác giả thường trùng khít với quan điểm chungcủa cộng đồng. Cho rằng tiểu thuyết lịch sử “trước hết là tiểu thuyết”,trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra sự đột phá bằng cách xâydựng nhiều điểm nhìn khác nhau. Trước hết, ông để cho người kể chuyện xưng “tôi”. Đây là trường hợprất ít xảy ra trong truyện lịch sử. Phải đến những năm đầu đổi mới, NguyễnHuy Thiệp mới làm điều này trong truyện ngắn của ông (là người nghe kểlại trong Mưa Nhã Nam, người sưu tầm tài liệu trong Kiếm sắc, Vàng lửa).Đến Nguyễn Xuân Khánh, không chỉ người kể chuyện xưng “tôi” mà nhânvật cũng xưng “tôi” (Chương II: Hồ Nguyên Trừng; chương VI: Cô gái vườnmai; phần 1,2 chương XII: Đường lên Yên Tử; phần 3, 4, 5 chương XIII: Hộithề Đông Sơn). Vậy là tại đâ y, Nguyễn Xuân Khánh đã thiết tạo hai trườngnhìn: trường nhìn người kể chuyện khách quan và trường nhìn nhân vật.Mặt khác, mỗi chương gần như là câu chuyện của một người (chương II vềHồ Nguyên Trừng; chương III về vua Trần Ngh ệ Tôn, chương V về TrầnKhát Chân, chương IX về Hồ Quý Ly). Tất nhiên, dù tr ...

Tài liệu được xem nhiều: