Danh mục

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khái Hưng _2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng là một nhà văn có công rất đáng kể vào quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong từng chặng đường của khoảng mười năm sáng tạo, tiểu thuyết của nhà văn có những vận động, biến chuyển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khái Hưng _2Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khái Hưng Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng là một nhà văn có công rất đáng kể vào quá trìnhhiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong từng chặng đường củakhoảng mười năm sáng tạo, tiểu thuyết của nhà văn có những vận động, biến chuyển.Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát: cốt truyện, nhân vật và diễn ngôn tựsự trong tiểu thuyết của Khái Hưng, những yếu tố thể hiện rõ nhất cách tân nghệ thuật tựsự trong tiểu thuyết của nhà văn. 1. Những cách tân trong cốt truyện Theo chúng tôi, Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có nhiều sáng tạo trong nghệ thuậtxây dựng cốt truyện. Khảo sát cốt truyện trong tiểu thuyết c ủa nhà văn chúng tôi thấynổi lên một số đặc điểm: a. Cốt truyện được xây dựng theo lối mới Từ những năm 1932, 1933, trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình vàcũng là của Tự lực văn đoàn – Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân – Khái Hưng đãxây dựng cốt truyện theo lối mới. Truyện của tác giả giản dị, gần gũi, lấy từ cuộc đờithật, linh hoạt và có bố cục chặt chẽ, hợp lý. Đầu năm 1934, khi viết lời Tựa cho Vàngvà máu của Thế Lữ, Khái Hưng đã phát biểu rõ quan điểm của mình. Ông cho rằngtruyện phải “gần như thực”, “trong truyện không sự gì đưa ra mà không hợp lẽ, khôngmột cái kết quả nào là không có nguyên nhân chắc chắn vững vàng”. Nhà văn không thể“dễ dãi quá”, không thể “đem trí tưởng tượng ra mà bịa đặt, có khi không cần hợp lýchút nào”(1). Và trong thực tế sáng tác, Khái Hưng đã nỗ lực xây dựng cốt truyện theođúng tinh thần như vậy. Hồn bướm mơ tiên là truyện một cô gái vì trốn sự gả bán của giađình mà đến nương nhờ cửa Phật. Nhưng rồi cô lại yêu một cách say đắm giữa chốn từbi. Dù vẫn mộ đạo Phật, nhưng tâm trí cô vẫn lẫn sự đời. Tiểu thuyết Nửa chừng xuân,Gia đình, Thừa tự, Thoát ly... là truyện xung đột giữa phái trẻ và già trong các gia đìnhquyền thế. Thời thế đổi thay, các thế hệ bố mẹ, cha chú và con cháu không còn cùngchung một quan niệm sống nữa. Giữa họ, xung đột về tư tưởng, tình cảm, lối sống đã trởnên gay gắt, khó bề hàn gắn. Nửa chừng xuân là xung đột giữa cha mẹ và con cái, giữatrẻ và già về quan niệm hôn nhân và gia đình. Thoát ly và Thừa tự là xung đột giữa mẹghẻ và con chồng. Những người con chồng càng được thức tỉnh về ý thức cá nhân, vềquyền sống của con người thì mâu thuẫn ấy càng trở nên quyết liệt... Như vậy, tiểuthuyết của Khái Hưng đúng là chuyện và người của cuộc đời thật, là cảm nghĩ về cuộcđời thật, bình thường và giản dị, chứ không vay mượn, khuôn sáo, không ly kỳ, ngoắtngoéo. b. Cốt truyện đa tuyến, mở, không có hậu Cốt truyện trong tiểu thuyết của Khái Hưng cũng thường đa tuyến, mở, không cóhậu. Tác giả đã khéo xây dựng những tuyến phụ để vừa mở rộng dung lượng phản ánhhiện thực vừa thể hiện nhiều cách lý giải, cảm nhận cuộc sống. Trong Nửa chừng xuân,song song với chuyện tình yêu giữa Lộc và Mai, nhà văn còn miêu tả cuộc tán tỉnh, gạgẫm của Hàn Thanh, rồi tình yêu đơn phương của Minh và Bạch Hải đối với Mai... tấtcả đã nói lên phẩm hạnh của người con gái này. Trong tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưngđã miêu tả nhiều thế hệ, nhiều gia đình: có đại gia đình của ông án Báo, gia đình của bốmẹ Viết, gia đình bố mẹ Hạc, gia đình ông điều Vạn, có chú của An, có các gia đình củathế hệ con cháu, như gia đình của An – Nga, Phụng – Viết, Hạc – Bảo... Trong đó, giađình truyền thống đã rạn nứt, đã lỗi thời, không có hạnh phúc trọn vẹn, chỉ có gia đìnhmới, được xây dựng trên cơ sở tình yêu thương và sự làm việc mới có niềm vui và sựsung sướng. Trong Thoát ly bên cạnh xung đột, đấu tranh giữa Hồng với dì ghẻ (bà phánTrinh), còn là xung đột giữa Lương, Yến và bà Thông với dì ghẻ. Bên cạnh việc miêu tảthái độ đấu tranh tiêu cực, nhu nhược của Hồng nhà văn còn miêu tả thái độ đấu tranhkiên quyết, mạnh mẽ của vợ chồng bà Thông. Cốt truyện của Khái Hưng thường không đem lại những kết thúc tốt đẹp hay trọnvẹn. Kết cục Hồn bướm mơ tiên không phải là Lan và Ngọc sẽ chung sống hạnh phúc bênnhau, Lan cũng không trốn lên miền thượng du, nàng say đạo Phật hơn, nhưng tâm hồnvẫn vương vấn sự đời. Còn Ngọc, thì thề rằng sẽ không sàm sỡ mà “chân thành thờ ởtrong tâm trí, cái linh hồn dịu dàng của Lan” và “suốt đời (...) không lấy ai, chỉ sống trongcái thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng, của ái tình bất vong bất diệt”. Trong Nửa chừngxuân, sau những ngày sai lầm, Lộc hối hận và đã tạ lỗi với Mai, nhưng nàng vẫn nhất địnhxa chàng, vì họ chọn “yêu nhau ở ngoài sự sum họp”. Các cuốn tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Gia đình, Thừa tự, Thoát ly,Hạnh, Đẹp, Băn khoăn, cũng đều có cốt truyện mở, không có hậu. c. Cốt truyện chú trọng tâm lý, tâm lý được nới lỏng Là nhà văn lấy miêu tả, khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể làm cảm hứng chủ đạo,Khái Hưng thường xây dựng những cốt truyện chú trọng đến tâm lý. Ông đi sâu miêu tảthế giới bên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: