Thông tin tài liệu:
Nghệ thuật và vật lý
Nghệ thuật và vật lý của Leonard Shlain là một cuốn sách hay trên cả tuyệt vời bàn về mối tương quan giữa nghệ thuật và vật lý. Đặc điểm đáng lưu ý nhất là cuốn sách nhấn mạnh đến vật lý học chứ không phải khoa học nói chung và trình bày một cách thuyết phục mối tương quan giữa hai phạm trù nghệ thuật và vật lý thông qua rất nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghệ thuật và vật lý. Nhiều vấn đề đề cập đến trong cuốn sách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật và vật lý
Nghệ thuật và vật lý
Nghệ thuật và vật lý của Leonard Shlain là một cuốn sách hay trên cả tuyệt
vời bàn về mối tương quan giữa nghệ thuật và vật lý.
Đặc điểm đáng lưu ý nhất là cuốn sách nhấn mạnh đến vật lý học chứ
không phải khoa học nói chung và trình bày một cách thuyết phục mối tương quan
giữa hai phạm trù nghệ thuật và vật lý thông qua rất nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau trong nghệ thuật và vật lý. Nhiều vấn đề đề cập đến trong cuốn
sách đã vượt khỏi nghệ thuật và vật lý như triết học, phân tâm học, thần kinh học.
Chắc chắn cuốn sách sẽ đem lại nhiều gợi ý cho sáng tác không chỉ đối với các
độc giả hoạt động trong nghệ thuật và vật lý mà còn đối với nhiều độc giả hoạt
động trong các lĩnh vực khác .
Trong suốt cuốn sách dày trên 480 trang[1], tác giả đã nêu lên một luận
thuyết độc đáo rất hấp dẫn: Những cảm nhận cách mạng trong nghệ thuật tiên
đoán được các trào lưu ý tưởng mới mẻ trong vật lý. Khi những cảm nhận của
người nghệ sĩ vốn hình thành trong bán cầu phải của não bộ được tích hợp với
những linh cảm tiên đoán (precognition) thì nghệ thuật có khả năng báo trước
được những nhận thức tương lai về thế giới khách quan. Trước tiên người nghệ sĩ
đưa ra một cách nhìn mới về thế giới, sau đó các nhà vật lý sẽ định dạng từ đó một
cách suy nghĩ về thế giới. Và tiếp theo sau các thành phần khác sẽ du nhập những
quan điểm mới đó vào các lĩnh vực khác nhau của nền văn hóa. Như vậy Leonard
Shlain đã đặc biệt đề cao vai trò trước nhất là của các nghệ sĩ và sau đó là của các
nhà vật lý trong văn minh loài người.
Những vấn đề đề cập trong cuốn sách thật phong phú và hấp dẫn, sau đây
có thể liệt kê một số ít tiêu biểu:
- Phương Tây & phương Đông
- - Trào lưu fauvism[2] và ánh sáng
- - Trào lưu futurism[3] và thời gian
- - Trào lưu siêu thực[4] và các biến dạng trong lý thuyết tương
đối
- - Không thời gian và khối lượng-năng lượng
- - Các dạng thức không trọng lượng và lý thuyết hấp dẫn
- - Trái và phải
-
- Dionysus và Apollo [5]
-
- Leonard Shlain là một tác giả nổi tiếng được nhiều nhà khoa
học, nghệ sĩ , triết học, nhân văn học, giáo dục học ngưỡng mộ. Ông là tác
giả của ba cuốn best-seller : Art & Physics, Alphabet vs. The Goddnesss và
Sex, Time, and Power. Leonard Shlain vốn là một nhà phẫu thuật tài hoa
và nhân hậu người Mỹ.
Chúng ta đã biết đến một nhận định của hai nhà thần kinh học Marshall
Gladstone và Catherine T.Best: bán cầu phải của não bộ phụ tải các cảm nhận
nghệ thuật trong lúc đó bán cầu trái phụ tải các hoạt động khoa học. Như thế sự
hiểu biết thế giới khách quan được hình thành trong quá trình dịch chuyển thông
tin từ bán cầu phải sang bán cầu trái của não bộ. Dường như có sự tương tự của
hai bán cầu não bộ với không gian và thời gian, với Dionysus và Apollo, hai vị
thần trong thần thoại Hy lạp.
Leonard de Vinci là một người đặc biệt. Hình như hai bán cầu não bộ được
nối liền với nhau. Ông có thể viết xuôi và viết ngược (viết như trong gương).
Leonard de Vinci có khả năng điều khiển hai quá trình tư duy, một gắn với không
gian, một gắn với thời gian. Ông nắm được sự tinh tế của chiều sâu trong cách
nhìn nhận thế giới. Hãy nói đến bức tranh Mona Lisa, một tuyệt tác hội họa.
Khuôn mặt của nhân vật được Leonard khắc họa từ hai bình diện không trùng
nhau: bình diện này xa hơn bình diện kia. Chính điều nghịch lý này đã tạo ra nụ
cười bí ẩn của Mona Lisa.
Sau đây xin giới thiệu một số minh họa của Leonard Shlain cho luận thuyết
nói trên.
A/ Siêu thực & Einstein và Bohr
Hình 1 . Quán rượu tại Folies-Bergere, Edouard Manet
Bức tranh A Bar at the Folies-Bergere (1882)(Quầy rượu ở Folies-Bergere)
(hình 1) của danh họa Edouard Manet nói lên một cách sâu sắc và độc đáo về tính
bổ sung (complementary) của không thời gian. Bức tranh này là một trong những
bức tranh cuối đời của danh họa và được hoàn thành khi Manet đang lâm bệnh. Và
tính kỳ lạ của bức tranh được gán cho một tâm trạng bi thương của Edouard Manet.
Song bức tranh này lại tiên đoán được những phát hiện lớn trong vật lý học. Manet
là một họa sĩ báo hiệu hội họa hiện đại, ông đã đưa vào bức tranh này những yếu
tố cơ sở cho lý thuyết tương đối 44 năm trước Einstein và lý thuyết bổ sung 55
năm truớc Bohr.
Trong bức tranh, một cô gái phục vụ quán rượu trẻ, vô cảm đứng trước một
tấm gương phản chiếu thế giới mà Manet quen thuộc: đám thị dân cởi mở, vui
nhộn, trào lộng lui tới Folies-Bergere[6]. Tuy rằng được thực hiện trong không gian
hai chiều nhưng bức tranh gây một ấn tượng mạnh mẽ về chiều sâu. Phản chiếu
trong bức tranh là một đám đông xa xa mà bóng dáng mờ dần theo chiều sâu. Và
dường như không tồn tại giớ ...