Đầu uyên ương bằng đất nung trang trí cung điện thời Trần Nghệ thuật Đại Việt thời Trần phản ánh các các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt thời nhà Trần, chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc và âm nhạc. Sự phát triển của nghệ thuật phong phú, đa dạng thời Trần tạo nên bộ phận quan trọng trong nền văn minh Đại Việt đương thời[1].
Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Việt Nam thời Trần
Nghệ thuật Việt Nam thời Trần
Đầu uyên ương bằng đất nung trang trí cung đi ện thời Trần
Nghệ thuật Đại Việt thời Trần phản ánh các các loại hình nghệ thuật của nước
Đại Việt thời nhà Trần, chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc và âm nhạc.
Sự phát triển của nghệ thuật phong phú, đa dạng thời Trần tạo nên bộ phận quan
trọng trong nền văn minh Đại Việt đương thời[1].
Mục lục
1 Điêu khắc
1.1 Tác phẩm gỗ
o
1.2 Tác phẩm đá
o
2 Âm nhạc
3 Xem thêm
4 Tham khảo
5 Chú thích
Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện
thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu
văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến.
Điêu khắc và trang trí luôn gắn với công trình kiến trúc. Những công trình điêu
khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa.
Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời
Lý,[2] trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong
cách Chiêm Thành. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen. Cách trang trí hoa
dựa trên nghệ thuật dân dụng.
Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy
nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn
chỉnh, như: cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ
đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)... Hình Rồng thời
Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. Hình rồng
được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng
rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện.
Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không
gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời
Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại[3].
Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trình chạm khắc trên
gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), hổ
đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng
Trần Hiến Tông...
Tác phẩm gỗ
Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường chùa Phổ Minh gồm 4 cánh chạm rồng, sóng
nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt
Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ.
Cùng với đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa
tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc
đời Trần. Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều di
vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần
chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá...[4]
Tác phẩm đá
Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ
của Việt Nam còn lại đến nay,[5] được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264. Tượng
hổ đã được đưa về bày ở sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm tự nhiên
hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi song
đầu nghểnh cao quan sát. Tượng có kích cỡ dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm.
Tượng hổ trong tư thế nằm dễ chồm dậy, các chân được gấp lại đưa về đằng trước,
đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều. Thân mình hổ được thể hiện bằng những
mảng khối căng phồng như thấy cả cơ bắp. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn
điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực và khỏe khoắn.[5].
Chùa Dâu (hay chùa Pháp Vân, chùa Ứng Tự) trăm gian và cầu Chín Nhịp tại xã
Khương Tự (Bắc Ninh) cũng là công trình kỹ thuật đáng kể, tương truyền do Mạc
Đĩnh Chi xây cất.[6]
Tháp đất nung thời Trần
Đầu rồng đất nung trang trí mái cung điện
Cửa gỗ chùa Phổ Minh
Vại và tượng đất nung
Âm nhạc
Ngoài lối hát ả đào được hình thành từ đời trước, âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu
ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc[6]. Một số nhạc công bị bắt từ
Chiêm Thành trong các cuộc chiến trước đây đã truyền nghề ca hát cho dân Đại
Việt, càng ngày càng phổ biến.
Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, nhà Trần bắt được nhạc sĩ Lý Nguyên Cát
người Nam Tống vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý
Nguyên Cát phỏng theo tiếng Việt mà soạn ra các vở tuồng và huấn luyện người
Việt diễn tuồng.
Nhạc cụ gồm có trống cơm, tất lật, đàn tranh, đàn 3 dây và đàn 7 dây, tiêu, sáo…
Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng ảnh hưởng của âm nhạc Mông Cổ có thể nhận thấy
trong điệu ngâm Sa mạc của miền Bắc Việt Nam. Điệu ngâm Sa mạc được phỏng
đoán do Lý Nguyên Cát sáng tác để tỏ nỗi nhớ quê hương, vì ở Đại Việt vốn
không có sa mạc[6].
Sang thời Trần Dụ Tông, có người phường trò là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên
sang nương nhờ vì chiến tranh[7]. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy[8].
Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Ngoài
chèo, hát ả đào truyền thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc[2].
Các quý tộc nhà Trần yêu thích hát chèo và diễn hề. Thời Trần Dụ Tông, các quý
tộc trong cung đình say mê nghệ thuật, nhiều vở hát chèo trong cung đình do chính
những người trong hoàng tộc dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại,
thưởng hậu cho người diễn và làm trò giỏi[2]. Việc ca hát trong cung đình nhà Trần
được sứ nhà Nguyên là Trần Cương Trung mô tả trong tác phẩm Sứ giao tập, theo
đó mỗi lần yến tiệc trong cung thường có ca nhạc và nhảy múa, các khúc ca giống
như khúc Giáng Châu Long, Nhập hoàng đô của phương Bắc, âm điệu cổ nhưng
ngắn hơn.
...