Danh mục

Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.65 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến 99,99% trong số họ không biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa nói đến phải làm thế nào để một chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến lược kinh doanh. Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo Tuấn Anh CEO refresher Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến 99,99% trong số họ không biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa nói đến phải làm thế nào để một chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến lược kinh doanh. Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi chuyển động. Không có chiến lược lãnh đạo, các chiến lược kinh doanh rất dễ bị chìm xuống sông, xuống biển. Khái niêm về chiến lược kinh doanh Trong thế chiến lần thứ 2, Winston Churchill - một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử nước Anh và lịch sử thế giới, đã khắc một câu lên mặt bàn của ông có ý rằng: không thể nói chúng ta đang làm những điều tốt nhất cho mình, mà chỉ có thể nói chúng ta phải thực hiện thành công những gì chúng ta cho là cần thiết. Vạn vật trên thế giới đều đòi hỏi được đơm hoa kết trái. Nếu chỉ có những ý định, mục đích hay những lời hứa hẹn suông thì chẳng có tác dụng gì cả. Và một trong những cách tốt nhất đối với bất cứ một nhà lãnh đạo nào nếu muốn đạt được thành quả là phải thực thi một chiến lược kinh doanh. Chiến lược ở đây là một kế hoạch, một phương pháp hoặc là tổng hợp của rất nhiều hành động liên hoàn để đạt được mục đích cụ thể. Không quan trọng là bạn đang làm công việc gì, hay đang lãnh đạo bao nhiêu người, chỉ biết rằng nếu như bạn không tận dụng được các cơ hội và thách thức để triển khai và thực thi chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, tức là bạn đang tự đánh mất khả năng để có thể gặt hái được những thành quả như mong đợi. Ở một ý nghĩa nào đó, các chiến lược kinh doanh có thể hiểu như một tờ giấy hẹn trả tiền, đến hạn thì phải thanh toán các khoản nợ khi được yêu cầu. Và một trong những lý do khiến cho những chiến lược kinh doanh trở nên kém giá trị bởi vì chúng không được hỗ trợ bởi một chiến lược lãnh đạo. Vậy chiến lược lãnh đạo là gì? Bạn đã bao giờ từng được nghe đến điều này chưa? Lâu nay, chiến lược lãnh đạo không được nói đến, bởi vì đơn giản nó chưa từng được giảng dạy trong các trường đào tạo kinh doanh. Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi chuyển động. Không có chiến lược lãnh đạo, các chiến lược kinh doanh rất dễ bị chìm xuống sông, xuống biển. Tìm hiểu về chiến lược lãnh đạo Để hiểu một chiến lược lãnh đạo là gì, trước hết bạn hãy xem xét các hoạt động lãnh đạo trong quá khứ của mình đã diễn ra như thế nào. Bạn hãy lấy ra một tờ giấy trắng, chia thành 2 cột, đặt tên là cột A và cột B. Ở đầu cột A, bạn viết “Chiến lược kinh doanh”; cột B bạn ghi “ Chiến lược lãnh đạo” – hay có thể còn được hiểu là các chiến lược khác đã được bạn sử dụng để kích thích lòng nhiệt huyết của nhân viên khi thực thi các chiến lược kinh doanh. Hãy suy nghĩ về các chiến lược mà công ty của bạn đã thực hiện trong nhiều năm vừa qua. Chúng có thể là các chiến lược sản phẩm; chiến lược dịch vụ; chiến lược tăng trưởng; chiến lược bạn hàng; hoặc chiến lược marketing. Bạn không cần mô tả chi tiết các chiến lược, chỉ ghi tên là đủ. Mỗi một chiến lược ở cột A liệu có chiến lược tương ứng ở cột B không? Khoảng trống từ cột A chiếu sang cột B có thể coi là khoảng trống chết người. Có nghĩa là chiến lược kinh doanh đó đã không được gia cố thêm bởi một chiến lược lãnh đạo. Không quan trọng là bạn đang lãnh đạo 3 người, 300 người hay 3.000 người, thậm chí nhiều hơn thế. Cũng không quan trọng bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bán hàng, bạn là giám sát viên thực thi kế hoạch, bạn là nhà quản lý marketing hay là một COO, CFO hay CEO, thì bạn đều cần có một chiến lược lãnh đạo. Trên thực tế, bất kỳ những gì mà bạn làm đều cần phải có những suy nghĩ chiến lược. Việc có được một thói quen xem xét tất cả những gì mà mình làm dưới dạng thuật ngữ chiến lược sẽ mang đến cho bạn một lợi thế lớn để thăng tiến nghề nghiệp. Nguồn gốc của từ “chiến lược” xuất phát từ hai từ tiếng Đức, nghĩa của từ đầu tiên là “đóng quân” hoặc “trải quân”, và từ thứ hai có nghĩa là “chèo lái”. Ở một nghĩa khác, chiến lược có nghĩa đưa ra phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các tổ chức nằm rải rác thành một khối thống nhất. Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến 99,99% trong số họ không biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa nói đến phải làm thế nào để một chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến lược kinh doanh. Các chiến lược lãnh đạo không được đưa vào giảng dạy trong các trường kinh doanh bởi vì người ta nhận ra rằng rất khó có thể đưa ra một công thức chung vì nó quá trừu tượng, hơn nữa lại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và kinh nghiệm được đúc kết và tí ...

Tài liệu được xem nhiều: