Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao), quản lý phát triển nhà và công sở; hình thức và mức xử phạt; thẩm quyền và thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 23/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG;
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN; KHAI THÁC, SẢN XUẤT, KINH DOANH
VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT;
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ CÔNG SỞ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10
ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số
04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
2
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, khu công
nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao), quản lý phát triển nhà và công sở;
hình thức và mức xử phạt; thẩm quyền và thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bao gồm các hành vi vi
phạm pháp luật về hoạt động xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc
vô ý vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi
phạm hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại
khoản 2 Điều 1 Nghị định này, mà hành vi đó xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên có quy định khác.
Điều 3. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải
bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời,
công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi
phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử
dụng); quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện
pháp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3
3. Trong thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan
có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt
hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính sau 01 năm, kể từ ngày
thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực
mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục
hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đến
500.000.000 đồng;
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a. Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm
hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;
b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy
định của pháp luật.
4. Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì ngoài việc bị xử
phạt tiền theo quy định tại Nghị định này còn bị xử lý theo quy định tại Nghị
định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 t ...