Danh mục

Nghi lễ gia đình của người Thái nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.03 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những đặc trưng văn hóa của người Thái qua các ứng xử và thực hành nghi lễ gia đình. Trên cơ sở đó chỉ rõ vai trò của nghi lễ gia đình đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghi lễ gia đình của người Thái nhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếpTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016NGÔN NGỮ - VĂN HỌC- VĂN HÓANghi lễ gia đình của người Tháinhìn từ lý thuyết nghi lễ chuyển tiếpLê Hải Đăng *Tóm tắt: Bài viết phân tích những đặc trưng văn hóa của người Thái qua các ứngxử và thực hành nghi lễ gia đình. Trên cơ sở đó chỉ rõ vai trò của nghi lễ gia đình đốivới việc giáo dục đạo đức, lối sống và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trongbối cảnh hiện nay.Từ khóa: Nghi lễ; nghi lễ gia đình; người Thái.1. Mở đầuỞ Việt Nam, nghi lễ và đặc biệt là nghilễ gia đình của các tộc người nói chung vàngười Thái nói riêng đã được nhiều học giảtrong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tảchứ chưa nghiên cứu sâu, toàn diện, có hệthống về các nghi lễ gia đình của ngườiThái. Bài viết lý giải các hiện tượng nghi lễgia đình của người Thái.2. Nghi lễ gia đình của người TháiCác nghi lễ gia đình của người Thái đãđược định thành lệ, giáo dục truyền thốngvăn hóa dân tộc và nuôi dưỡng lòng tự hàodân tộc, giáo dục quan hệ ứng xử trong giađình cũng như xã hội cho mỗi thành viêncộng đồng, từ lúc sinh ra cho đến khi quađời. Những giá trị đó đã được đúc kết vànuôi dưỡng trong suốt quá trình hình thành,tồn tại, vận động, biến đổi của tộc người.Nghi lễ gia đình giữ vị trí quan trọng trongđời sống của người Thái.2.1. Nghi lễ sinh conVới người Thái, sự ra đời của mỗi đứatrẻ không chỉ là sự kiện trọng đại của từnggia đình mà còn là niềm vui của cả dòng họ.Mỗi đứa trẻ, nhất là con trai ra đời, đáp ứng80nhu cầu về việc nối dõi tông đường và giatăng thành viên trong họ tộc. Sản phụ Tháicó thói quen sinh nở tại nhà với sự trợ giúpcủa bà đỡ “vườn”, hoặc là bà nội, bà ngoại.Họ thường chuyển những phụ nữ sắp sinhsang nằm ở gian bếp. Người Thái kiêng đẻở gian nhà chính, nơi có bàn thờ tổ tiên, vìsợ máu bẩn làm ô uế linh hồn tổ tiên, khiếncho gia đình gặp nhiều chuyện xấu. Hơnnữa, sinh cạnh bếp lửa sẽ giúp người phụnữ đỡ mất nhiệt sau khi “vượt cạn”.(*)Sau khi đứa trẻ ra đời, bà con tiến hànhnhiều nghi lễ khác nhau như: lễ cắm taleo,lễ ra bếp (oóc khọ), lễ cúng mụ (văn tôốclốm), lễ trừ ma làm hại (xên phi tai)... Về ýnghĩa, lễ cắm taleo để thông báo cho mọingười biết nhà có người đẻ, là dấu hiệukiêng kỵ để ngăn người lạ lên nhà vàonhững ngày này vì sợ vía người đó có thểhại đến đứa trẻ, khiến nó biếng ăn, haykhóc về đêm, ốm đau... Trong khi đó, lễ ra(*)Tiến sĩ, Viện Thông tin Khoa học xã hội, ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.ĐT: 0912151915. Email: lehaidang74@gmail.com.Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triểnKhoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted) trongđề tài mã số: IV2.2-2013.14.Lê Hải Đăngbếp (oóc khọ) là nghi lễ quan trọng đầu tiêndiễn ra trong cuộc đời của trẻ em Thái. Lễđược tổ chức nhằm tạ ơn thần bếp đã bảo vệsản phụ và đứa trẻ mới chào đời khỏi bị maxấu (phi tai) làm hại. Chính ánh lửa và sứcnóng trong bếp có ý nghĩa xua đuổi tà ma,đồng thời hơi ấm tỏa ra từ đó sẽ làm chosản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe,giúp trẻ không bị nấm, ngứa. Sau đó, lễcúng tổ tiên được thực hiện, hàm ý báo tincho tổ tiên. Với nghi lễ này, họ hàng của trẻsẽ chính thức tạ ơn ông bà tổ tiên đã phù hộcho người mẹ có sức khỏe tốt để mang thai,sinh nở và đứa trẻ ra đời được khỏe mạnh,nhanh lớn. Với quan niệm bà mụ chính làngười bảo vệ và dạy dỗ trẻ trong thời giannày nên người nhà cũng làm lễ cúng mụ(văn tôốc lốm) để tạ ơn. Ngoài ra, lễ oóckhọ còn có ý nghĩa công bố với tổ tiên, họhàng và cộng đồng về sự xuất hiện của mộtthành viên mới trong xã hội.Từ lúc ra đời cho đến trước khi làm lễoóc khọ, vị thế ban đầu của đứa trẻ chỉ đượcgiới hạn trong gia đình qua việc tiếp xúcchủ yếu với người mẹ, phần nào với ngườicha, ông bà và các thành viên khác cùng cưtrú dưới một mái nhà. Đứa trẻ được cách lyvới hầu hết những người ngoài thành phầnvừa nêu để tránh mọi điều xấu có thể xảyđến. Khi làm lễ oóc khọ, vị thế này sẽ đượcthay đổi theo ba giai đoạn sau:Giai đoạn cách ly: chuẩn bị thực hiệnnghi lễ oóc khọ, đứa trẻ được tắm rửa sạchsẽ và được quấn tã mới, rồi được đặt nằmtrong nôi ở gian bếp, cách ly với thế giớibên ngoài.Giai đoạn chuyển tiếp: thời điểm thầymo thực hiện nghi lễ oóc khọ và lễ cúng báotổ tiên. Người mẹ ẵm đứa trẻ vái lạy thầnbếp rồi sang gian hoóng vái lạy tổ tiên (saukhi gia chủ đã cúng báo), sau đó làm lễ đểgia đình bên ngoại đặt tên cho đứa trẻ; kể từđây đứa trẻ đã có danh phận và chính thứclà thành viên mới của dòng họ. Các nghi lễnêu trên đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từvị thế cũ của đứa trẻ sang vị thế mới.Giai đoạn hội nhập: giai đoạn cuối cùngtrong nghi lễ chuyển tiếp vị thế xã hội củađứa trẻ sau khi sinh. Buổi lễ kết thúc, đứatrẻ sẽ được bế ra ngoài để giới thiệu với bàcon lối xóm, tức là xuất hiện trước cộngđồng với một tên gọi chính thức và đượccộng đồng chấp nhận như một thành viênmới. Lúc này, vị thế c ...

Tài liệu được xem nhiều: