Danh mục

Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.84 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, mời các bạn tham khảo bài viết nghị luận câu tục ngữ này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua,lựa lời mà nói cho vừa lòng nhauTrong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởnghoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con ngườicó thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mấtlòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi”thì không dễ chút nào. Vì thế cha ông ta có lời khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khinói”...Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúngta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho ngườinghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắmthiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giảdối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.Lại có một câu chuyện kể lại rằng:Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quýlại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiềntriết một vố, bèn phán:- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhấtnơi con vật quý hiếm ấy.Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉđó gián tiếp nói lên rằng:- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếukhông biết sử dụng.Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là mộtphương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ,những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vaitrò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm chochúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứlúc nào và với bất kỳ ai.Tục ngữ cũng đã có câu:“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.Hay:“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tứcgiận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàntu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính ***, mỗingười một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bựcbội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đaukhổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹoanh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”.Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ýđến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn làđiều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lờichọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làmcho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biếtđược phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ vàghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta.Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giácủa mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự,còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trongcách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụnglời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòngkhách đến vừa lòng khách đi” là vậy.Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng tadùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng tanói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thậpgiá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng”vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơivà đúng lúc.Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trướckhi nói.Hoặc:Lựa lời mà nói khó thayTiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng”Khi ai mở miệng nói ngangThì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ”Một tia lửa nhỏ sơ sơKhu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêuGiữa ngàn thế sự đảo điênCó ai áp dụng lời khuyên bao giờLời nói không mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: