Danh mục

Nghị luận xã hội - Phát biểu suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga nổi tiếng Lép-Tônxtôi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 956.30 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng hì không có cuộc sống" - Với bài văn nghị luận bàn về câu nói này của nhà văn Nga nổi tiếng hy vọng giúp bạn có thêm tư liệu để học tập hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị luận xã hội - Phát biểu suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga nổi tiếng Lép-TônxtôiTài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Nghị luận xã hội. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Đáp án – Hướng dẫn làm bài Yêu cầu của đề: - Ở đây, nhà văn Nga nhấn mạnh vai trò quyết định của lí tưởng đối với đời sống conngười. Lí tưởng sẽ định hướng, giúp cho con người có ý chí nghị lực lớn lao để đạt tới mục đíchcao đẹp. - Từ luận đề chung đó, dựa vào các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình luận,chứng minh, chúng ta có thể khai triển thành các ý, các luận điểm: lí tưởng là gì? Vì sao nói “Lítưởng là ngọn đèn chỉ đường” trong đời sống con người? Vì sao nói: “Không có lí tưởng thìkhông có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộcsống”. Là một thanh niên của thời đại mới, anh chị tự xác định cho mình lí tưởng gì và dự địnhsẽ làm gì để thực hiện lí tưởng ấy. Gợi ý làm dàn bài: Mở bài: Có thể mở bài trực tiếp, có thể mở bài gián tiếp (xem bài dưới đây) Thân bài: 1. Thế nào là lí tưởng? Vì sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Những quan niệm chưađúng về lí tưởng. - Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt “Lí tưởng là tư tưởng và mục đích được coi làcao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến”. - Lí tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con người, giúpcon người khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để vươn tới sự nghiệp cao cả, có ích. - Cần phân biệt lí tưởng với “tham vọng”, “dục vọng”, “mưu đồ” - Chứng minh bằng thực tế lịch sử cuộc sống... 2. Vì sao cuộc sống thiếu lí tưởng không phải là cuộc sống? - Thiếu lí tưởng, con người sẽ không có ước mơ, không có khát vọng, không có mục tiêulàm phương hướng dẫn đường, dẫn đến hậu quả con người sẽ kém dần nghị lực, trở thành lườibiếng, bất lực, hoài nghi, ích kỉ và đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, lông bông, vônghĩa lí. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. 3. Bàn luận, bình luận, mở rộng và liên hệ với bản thân - Cuộc sống có lí tưởng đẹp sẽ đưa cuộc đời ta tới tuổi thanh xuân huy hoàng, tráng lệ.Ngược lại, cuộc sống không có lí tưởng sẽ dẫn đến một cuộc đời lặng lẽ, trôi qua một cách bìnhthản, trôi qua một cách vô vị với những “dĩ vãng ti tiện và đớn hèn”... - Dự định, ấp ủ lí tưởng của bản thân. Kết luận: Khẳng định thêm một lần nữa vai trò quyết định của lí tưởng trong cuộc sống,đặc biệt là với lứa tuổi thanh niên, “mùa xuân của xã hội”. BÀI VIẾT THAM KHẢO Mở bài Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm đượcmột bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy,một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu thiếu một lí tưởngcao đẹp. Để khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lí tưởng đối với mộtcuộc đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tônxtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lítưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộcsống”. Thân bài 1. Thế nào là lí tưởng? Vì sao lí tưởng là ngọn đèn? Những quan niệm chưa đúng về lítưởng? - “Lí tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến (Từđiển tiếng Việt). Như vậy, lí tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộcsống con người, giúp con người có khát vọng lớn lao, nghị lực phi thương để vượt qua mọi giannan, khổ ải, mọi cám dỗ tầm thường để vươn tới những sự nghiệp có ích, cao cả. Lí tưởng sẽ làmcho cuộc sống của mỗi con người thú vị, phong phú, sinh động, lấp lánh sắc màu như cây cỏxanh tươi được tắm nắng mặt trời. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, danhnhân văn hóa thế giới, ngay từ thủa thiếu thời đã có “một ham muốn, ham muốn tốt bậc là làmsao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và sau ngày Người cũng luôn luôn mang trong timniềm khát khao cháy bỏng là tìm một “Hình” mới của đất nước, một hình thái mới của chế độnhằm đưa lại hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Chính lí tưởng cao đẹp ấy, khát vọng cháy bỏngấy, đã giúp Người đi khắp chân trời châu Mỹ, châu Âu, không bao giờ lầm đường lạc lối và choNgười một nghị lực phi thường “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá” củathành Ba Lê đầy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: