Nghị quyết 23/2019/NQ-CP phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết 23/2019/NQ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 23/NQ-CP --------------- Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019 NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 3 NĂM 2019 ------------- CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quychế làm việc của Chính phủ; Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tạiphiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019, tổ chức vào ngày 02 tháng 4 năm 2019, QUYẾT NGHỊ: 1. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2019, tình hình triển khai thực hiệnNghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2019 đạt kết quảkhả quan trong điều kiện thế giới và trong nước có nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)quý I năm 2019 ước tăng 6,79%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,95%, trong đó ngành chếbiến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. Tổng cầu tiếp tục tăng cao; tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 4,5 triệu lượt người,tăng 7%. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 2,63% sovới cùng kỳ; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; mặt bằng lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hốiổn định; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng; thị trường chứng khoán phát triển tích cực. Thu ngân sách nhànước (NSNN) đạt khá, tăng 13,2%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,8%; thu hút vốn đầu tư nướcngoài ước đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2%, đạt kỷ lục về vốn đầu tư đăng ký trong 3 năm qua, trong đó vốngóp, mua cổ phần đạt 5,68 tỷ USD. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng và tiếp tục xuất siêu. Môi trườngđầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 6,2%, số vốnđăng ký tăng 34,8%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 78,1%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội,lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thể dục thể thao, dân tộc, thông tin truyền thôngđược quan tâm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, còn khoảng 2%. Đời sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện.Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại được chú trọng, triển khaihiệu quả, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những khó khăn, thách thức từcả quốc tế và trong nước, tác động bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Kinh tế toàn cầuđược dự báo hạ mức tăng trưởng, căng thẳng thương mại còn hiện hữu, tiến trình Brexit phức tạp, giácả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp, thương mại toàn cầu có dấu hiệu sụt giảm rõ nét... Trong nước,ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với dịch bệnh, thời tiết bất lợi, nhất là dịch bệnh tả lợn Châu Phi vànắng nóng, hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; khu vực công nghiệp và dịch vụ tăngchậm lại. Lạm phát đang chịu áp lực lớn; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; môi trường kinh doanhcòn nhiều rào cản; doanh nghiệp còn chịu nhiều chi phí không chính thức; số doanh nghiệp giải thể,ngừng hoạt động còn lớn. Một số quy định pháp luật chưa sát thực tế, khó thực hiện, vẫn còn tình trạngnợ đọng văn bản. Một số cán bộ, công chức làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, công việc còn chậm trễ,trì trệ; nhiều bộ, cơ quan chưa thực hiện quyết liệt, chưa có giải pháp cụ thể triển khai Nghị quyết số01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ; công tác phối hợp xử lý công việc giữa một số bộ, ngành, địaphương, cơ quan, đơn vị còn yếu. Chưa có biện pháp mạnh mẽ ứng dụng thành quả của Cách mạn gcông nghiệp lần thứ tư. Tai nạn giao thông, cháy nổ, thông tin giả và một số vụ việc nổi cộm trong lĩnhvực văn hóa, giáo dục gây bức xúc trong nhân dân. Thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhànước quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019, tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩmô, kiểm soát lạm phát, kiên định mục tiêu tăng trưởng theo mục tiêu đề ra; đồng thời quan tâm giảiquyết toàn diện các vấn đề xã hội, đặc biệt là văn hóa ứng xử, đạo đức; chú trọng triển khai đồng bộ,hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ ngày01 tháng 01 năm 2019; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ vềcác giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2019; trongđó tập trung thực hiện một số nội dung sau: - Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lạinền kinh tế theo hướng thực chất, hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ;triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả những giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2019,tập trung vào: (1) Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; (2) Tăng cườngtận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảmnhập siêu; (3) Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo dõi sát tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp, các dự án lớn để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc; (4) Đẩy mạnh phát triển dịch vụ,nhất là những ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, logistics, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính, ngânhàng; (5) Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ...