Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CPUBTƯMTTQVN về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Nghị quyết liên tịch này hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CPUBTƯMTTQVN CHÍNH PHỦ - ỦY BAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRUNG ƢƠNG MẶT TRẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỔ QUỐC VIỆT NAM Số: 01/2014/NQLT/CP- Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014 UBTƯMTTQVN NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH Hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 1999; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 6 năm2008; Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hànhNghị quyết liên tịch hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của phápluật về hòa giải ở cơ sở. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết liên tịch này hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định củapháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia quản lý nhà nướcvề hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 2. Nguyên tắc phối hợp 1. Việc phối hợp hoạt động được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức. 2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận; tăng cường tính chủ động, tích cực của mỗi cơ quan, tổchức trong công tác hòa giải ở cơ sở. 3. Việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thốngnhất, đúng quy định của pháp luật. Chương II PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ Điều 3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật vềhòa giải ở cơ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam các cấp ở địa phương đóng góp ý kiến về dự thảo văn bản hướng dẫnthực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy bannhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện và hướng dẫn các tổ chức thành viên củaMặt trận tham gia theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật vềhòa giải ở cơ sở; phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chứcthực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Điều 4. Tổ chức phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật vềhòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậncác cấp phổ biến, vận động nhân dân tại cộng đồng dân cư thực hiện pháp luậtvề hòa giải ở cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật ởcơ sở bằng biện pháp hòa giải. 2. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà các tổ chức thành viên của Mặt trận về tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơsở; bồi dưỡng, tập huấn cho báo cáo viên pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp để thực hiệncông tác phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Điều 5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp ở địa phương cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra việcthực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy bannhân dân cùng cấp; phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm tra và thựchiện kiểm tra theo kế hoạch. 2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), trưởng thôn, tổ trưởng tổ dânphố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng Tổ hòa giảitiến hành tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại thôn,tổ dân phố, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp xã về kết quả tự kiểm tra. Điều 6. Giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp ở địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liênquan xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở;yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liênquan đến nội dung giám sát; tổ chức đối thoại với đối tượng được giám sát đểlàm rõ nội dung kiến nghị; gửi báo kết quả giám sát đến Chính phủ, Ủy bannhân dân cùng cấp. 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung giám sát; yêu cầu tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiếnnghị giám sát khi cần thiết; tổ chức thực hiện kiến nghị sau giám sát. Điều 7. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ởcơ sở; tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi 1. Việc phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòagiải ở cơ sở được thực hiện như sau: a) Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết,định kỳ năm năm tổ chức tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; b) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp ở địa phương xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết việcthực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở gửi Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùngcấp để tổng hợp; đóng góp ý kiến về báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện phápluật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấpvà phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ sơ kết, tổng kết; c) Căn cứ kế hoạch sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ởcơ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chủ trì,phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng tổ hòa giải tổ chức sơ kết,tổng kết việc thực hiệ ...