Tham khảo tài liệu nghị quyết số 08/2005/nq-cp, văn bản luật, thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết số 08/2005/NQ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 08/2005/NQ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2005 NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/2005/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ PHIÊN HỌP THƯỜNG KỲ THÁNG 6 NĂM 2005Trong hai ngày 30 tháng 6 và 01 tháng 7 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳtháng 6, đã thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:1. Chính phủ nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban thể dục thể thao báo cáo về Chươngtrình nâng cao thể lực và tầm vóc con người Việt Nam (bằng giải pháp dinh dưỡng và thểdục thể thao).Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã rất quan tâm, chú trọng đến vấnđề phát triển chất lượng dân số. Tuy nhiên, hiện nay so với chuẩn quốc tế, chiều cao, thểlực và sức bền của thanh niên Việt Nam còn rất hạn chế. Để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực về thể lực và tầm vóc con người Việt Nam đã có một chương trình tổng thể triểnkhai đồng bộ các giải pháp, trong đó có giải pháp về dinh dưỡng và thể dục thể thao.Giao Uỷ ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, BộGiáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng các cơ quan liên quan,tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh nội dung Chương trình, trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình phải bảo đảm tính toàn diện; gắn vớichiến lược phát triển tổng thể con người Việt Nam, với môi trường lao động, sản xuất,với xã hội và gia đình; động viên được toàn xã hội đầu tư, tham gia chăm sóc, nâng caothể lực và tầm vóc con người Việt Nam.2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông trình dự án Luật Công nghệthông tin; nghe Báo cáo của Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến các thành viên Chínhphủ về dự án Luật.Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả năng lực, trí tuệcủa con người; làm thay đổi căn bản phương pháp quản lý, phương pháp học tập và làmviệc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản định hướng chỉ đạo và tập trung nguồnlực cho phát triển công nghệ thông tin. Do vậy, trong những năm qua, việc ứng dụng vàphát triển công nghệ thông tin ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạngviễn thông đã phủ rộng trên cả nước với chất lượng cao, số người sử dụng điện thoại diđộng và Internet tăng nhanh; trên 50% các Bộ, ngành và 80% các tỉnh,. thành phố trựcthuộc Trung ương đã có trang tin điện tử, 100% các trường đại học và hơn 90% cáctrường trung học phổ thông đã kết nối Internet. Tuy nhiên, đến nay các văn bản pháp luậtđiều chỉnh hoạt động công nghệ thông tin còn tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu quả và hiệulực thấp. Luật Công nghệ thông tin được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh,tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển, phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnhvực này.Giao Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư phápvà các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự ánLuật. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷban Thường vụ Quốc hội dự án luật này.3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình dự án Luật Bảohiểm xã hội; nghe Báo cáo của Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến các thành viênChính phủ về dự án Luật.Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, ngày càngđược phát triền vững chắc, ổn định qua các thời kỳ; đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộingày càng mở rộng. Tuy vậy, đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnhhoạt động bảo hiểm xã hội còn tản mạn, chồng chéo và đa số là văn bản dưới Luật. Đểpháp điển hoá các quy định hiện hành và bổ sung, sửa đổi những chính sách mới phù hợpvới sự phát triển của đất nước, bảo đảm quyền lợi của người lao động, việc ban hành LuậtBảo hiểm xã hội là thực sự cần thiết.Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ,Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ hoànchỉnh dự án Luật. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa uỷ quyền Thủtướng Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án Luật này.4. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự án Luật Đầu tư và dự ánLuật Doanh nghiệp (thống nhất); nghe Báo cáo của Văn phòng Chính phủ tổng hợp ýkiến các thành viên Chính phủ về hai dự án luật.Thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến đầutư và doanh nghiệp; đã thể chế hoá kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mớikinh tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh, hình thành khung pháp lý quan trọng điềuchỉnh các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và doanh nhiệp, góp phần tạo nên thành tựu tolớn của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, việc tách bạch hoạtđộng đầu tư và doanh nghiệp theo thành phần kinh tế với những chế định khác nhau đãlàm nẩy sinh những bất bình đẳng trong đối xử, làm cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế,không thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội và hộinhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật Đầu tư và Luậl Doanh nghiệp (thống nhất) là rấtcấp thiết.Giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng chính phủ, Bộ Tư pháp vàcác cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh hai dự ánluật trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Uỷ ban Thường vụ Quốchội. Việc hoàn chỉnh hai dự án Luật phải bảo đảm tính kế thừa những quy định còn phùhợp của các Luật trước; việc sửa đổi, bổ sung thêm nội dung mới cần thận trọng, bảo đảmrõ ...