Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết số 29/NQ-CP năm 2024 CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/NQ-CP Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2024 NGHỊ QUYẾTBAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13- CT/TW NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;Căn cứ Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉthị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ. QUYẾT NGHỊ:Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quảnlý, bảo vệ và phát triển rừng.Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./. TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNGNơi nhận: PHÓ THỦ TƯỚNG- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Văn phòng Quốc hội; Trần Lưu Quang- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc TW;- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;- Lưu: VT, NN (3). CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG (Kèm theo Nghị quyết số: 29/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đícha) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 củaBan Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thưvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọitắt là Kết luận số 61-KL/TW).b) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổihành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ vàphát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.c) Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sửdụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loạihình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sảnxuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ phát triển kinh tế lâmnghiệp bền vững.d) Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gianqua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảngvề lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời, gópphần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triểnbền vững.2. Yêu cầua) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủyĐảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ, pháttriển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.b) Tổ chứ ...