Nghị quyết số 99/2019/NQ-CP phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị quyết số 99/2019/NQ-CP
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 99/NQCP Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2019
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐCP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy
chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019, tổ chức vào ngày 05 tháng 11 năm 2019,
QUYẾT NGHỊ:
1. Về tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQCP, tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng
năm 2019
Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2019 tiếp
tục chuyển biến tích cực; các tổ chức quốc tế đánh giá, nhận định lạc quan về phát triển kinh tế
của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp. Kinh tế vĩ mô ổn
định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 10 tháng tăng 2,48%, thấp nhất trong
3 năm gần đây. Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, thanh
khoản được đảm bảo; cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, tín dụng cho một số ngành động
lực tăng trưởng kinh tế tăng khá. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 7,4% so
với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 7,4%, xuất siêu đạt 7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước
tăng 16,2%, cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,9%). Cả nước có 114,4 nghìn doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,4,%. Khu vực nông nghiệp duy trì đà phát triển, dịch tả lợn
Châu Phi đã được kiểm soát tại nhiều địa phương. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục đà
tăng trưởng khá; sản xuất công nghiệp tăng 9,5% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng
tăng 1,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,8%; khách quốc tế
trong tháng đạt kỷ lục, trên 1,6 triệu lượt người, nâng tổng số khách quốc tế trong 10 tháng đạt
14,5 triệu lượt người, tăng 13%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công
nghệ, môi trường tiếp tục được quan tâm. Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không
để ai bị bỏ lại phía sau” lan tỏa trong xã hội. Đời sống dân cư được cải thiện, nhất là khu vực
nông thôn nhờ kết quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới; số hộ thiếu đói giảm 33,8%.
Chất lượng giáo dục đại học xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới. Thông tin, tuyên truyền bảo
đảm kịp thời, chủ động. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan
trọng. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm.
Chính phủ biểu dương các bộ, ngành, địa phương và đồng bào trong vùng thiên tai bão lũ đã tích
cực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nước ta phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức trước
những biến động khó lường của thị trường thế giới, xu hướng bảo hộ thương mại và suy giảm
tăng trưởng, thương mại, đầu tư quốc tế. Nội tại nền kinh tế nước ta còn nhiều tồn tại, hạn
chế. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp. Tăng trưởng một số ngành công nghiệp động
lực giảm. Giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh. Môi trường kinh doanh của Việt Nam
mặc dù tiếp tục được cải thiện nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, xếp hạng của
Việt Nam giảm 1 bậc so với năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và
hoàn tất thủ tục giải thể tăng so với cùng kỳ. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Một số vấn đề xã hội phát sinh gây lo lắng, bức xúc dư luận trong xã hội như: đưa người đi
nước ngoài bất hợp pháp, lừa đảo đất đai, ô nhiễm không khí...
Trong hai tháng cuối của năm 2019, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tuyệt đối không được
chủ quan, tiếp tục nỗ lực hơn nữa, quyết tâm tháo gỡ, xử lý kịp thời những vướng mắc, hoàn
thành thắng lợi toàn diện tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 2019, tạo dư địa chính sách
cho năm 2020; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các
Nghị quyết số 01/NQCP, 02/NQCP ngày 01 tháng 01 năm 2019 và Chỉ thị số 09/CTTTg ngày
01 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả
các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách hành chính, tiếp tục cắt, giảm thực
chất điều kiện kinh doanh không cần thiết; chú trọng thực hiện một số nội dung sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong
nước và thị trường tiền tệ quốc tế, đánh giá, dự báo tác động để điều hành chính sách tiền tệ
chủ động, linh hoạt, ...