Danh mục

Nghĩa địa có đom đóm bay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Khất lần mãi rồi tôi cũng dứt ra được mọi thứ để về. Cái chữ quê nghe gần gũi mà hóa xa. Xa lâu quá. Cứ xắng. Cứ quyết tâm mấy bận lại bị mọi thứ cuốn trôi đi. Hay bởi mình dễ dãi quá chăng? Quê tuột dần, tuột dần về nơi xa ngái. Gần hơn trước mắt là đồng tiền bát gạo, là bụi bặm phố phường, là tắc đường lụt phố, là con đến trường, là vợ sổ mũi nhức đầu, là cuối ngày đi nhậu, là chuyển chỗ lao đao. Ngày trước ra đi nó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghĩa địa có đom đóm bay Nghĩa địa có đom đóm bay TRUYỆN NGẮN CỦA VĂN THÀNH LÊ1. Khất lần mãi rồi tôi cũng dứt ra được mọi thứ để về. Cái chữ quê nghe gần gũi mà hóaxa. Xa lâu quá. Cứ xắng. Cứ quyết tâm mấy bận lại bị mọi thứ cuốn trôi đi. Hay bởi mìnhdễ dãi quá chăng? Quê tuột dần, tuột dần về nơi xa ngái. Gần hơn trước mắt là đồng tiềnbát gạo, là bụi bặm phố phường, là tắc đường lụt phố, là con đến trường, là vợ sổ mũinhức đầu, là cuối ngày đi nhậu, là chuyển chỗ lao đao.Ngày trước ra đi nó dễ. Nhất thiết phải đi, phải bám phố. Bám phố hòng cứu rỗi chút vănminh. Dù là cái gấu hay cái đủng phố. Phải đi. Đi mà ngẩng đầu lên. Đi cho con cái saunày bằng bạn bằng bè. Đi mà dặn lòng kiểu gì Tết cũng vác xác về tắm táp lại mình, lấysức bình sinh đi chiến đấu tiếp. Mấy năm đầu còn được. Sau thưa. Tôi cảm giác mìnhtrượt đi, đuối dần, đuối dần. Không bấu víu gì được nữa. Tới lúc hoảng hốt nhìn lại thìchẳng đừng được. Và giờ đây, tôi đang bước trên vạt đê vào cổng làng.Cổng làng vẫn thế. Rêu và mấy thân tầm gửi bám xanh rì, mốc meo. Cây đa kế bên trùmkín cửa cổng tạo một thế vững chắc, ung dung tự tại như chẳng thèm suy suyễn gì tronghành trình chạy đua với thời gian. Nhưng bước qua cổng làng thì choáng. Làng đâu cònnhư trước nữa. Nhà nhà ngóc lên, ngạo nghễ, cái thụt cái thò, xanh đỏ tím vàng, đủ màunhư một lễ hội hóa trang. Đường xá bê tông. Cầu cống bê tông. Mương máng bê tông.Cảm giác chỗ nào bê tông được là bê tông. Nhẵn thín. Tới cái nghĩa địa ở gò nỗi của làngcũng loang lỗ màu mè với nhiều kiểu nhà táng thiết kế tầm cỡ kiến trúc hẵn hoi chứ đâucòn sè sè nấm đất nâu.Tôi mãi miên man nghĩ thì suýt đầm sầm vào một gã lao xầm xập qua. Ngớ người, hóa ralà Kền. Tôi chìa tay thì chỉ nhận được nụ cười nham nhỡ trên nền mớ râu ria rậm rì. Kềnkhông nhận ra tôi chăng? Dẫu đi lâu, nhưng tôi nào có thay đổi là bao? Mấy bà mấy ogặp trên vệ đê còn nhận ra, huống hồ là Kền. Khuôn mặt sắc lẻm và tinh ranh của Kềnđâu rồi? Sao giờ trông thồn thộn, ngơ ngơ. Kền lao qua tôi như đang bận tâm một điều gìkhác nặng đầu lắm. Nhìn theo dáng Kền lao vào nhà. Ơ, nhà lão Kên! Bao năm rồi, vẫnthế. Giờ lọt thõm giữa hai nhà lầu mới xây, trông nó càng méo mó và xập xệ đi. Thế làchẳng chủ tâm, và cũng chẳng liên quan gì tới mình mà chuyện Kền đột nhiên quấn lấytôi.***2. Ngày ấy lão Kên là một tay khét tiếng cả vùng. Từ thủ kho lên chủ nhiệm hợp tác xã,rồi trưởng công an xã và chủ tịch. Lão phất lên như diều gặp gió. Khi cả làng còn sấpngửa với miếng ăn bỏ miệng thì đùng đùng lão dựng phắt lên căn nhà xây ba gian vớimột gian lồi lợp ngói Hương Canh đỏ au. Rồi bộ bàn ghế, trường kỉ đóng bằng gỗ gụ, lênnước, đen sì, bóng loáng chở một ngày trời từ mạn Bắc về. Ai nhìn vào mà không kinhngạc, thèm thuồng mới lấy làm lạ. Lão Kên ngày ăn ba bữa, hút đèn bàn hai lần. Quần áora khỏi nhà, đi làm không nói, nhưng về là đồ lụa vàng ong màu vua chúa. Tuy một nhàmà lão như có ba nhà. Chả là lão chỉ ăn với con vợ xề ở nhà, còn tối tối lại ra phía đầulàng hay xuống cuối làng. Đấy là hai cái ổ ủ lão. Nói trắng ra, không có giấy tờ, nhưngthực tế là vợ hờ lão cả. Đấy là nơi lão Kên tập thể dục, tập dưỡng sinh mỗi tối. Ngườilàng vừa ghen ghét vừa nể sợ lão. Chẳng ai dám nho nhe đấu tố gì.Lắm vợ, tiếng cường tráng nhưng lão có mỗi thằng con độc đinh. Con trai lão tên Kền.Kền cùng lứa với tôi. Nhưng trẻ làng chúng tôi và Kền là một trời một vực. Kền đượccưng phụng như ông thánh tổ nhà nó sống dậy. Mà cũng phải. Nó là thằng đội mũ rơm,chống gậy đi lùi. Là thằng kế thừa tất cả.Và gần như Kền được kế thừa luôn cái gene máu gái của bố nó. Mới tí tuổi đầu Kền đãbiết rủ cả bọn chơi trò cô dâu chú rể, trao nhẫn cỏ may và hôn nhau. Có lần hôn, nó cắnchảy cả máu môi của Út Liên, con bé xinh nhất xóm, đóng vai cô dâu. Càng lớn Kềncàng máu lửa hơn. Lớp 5, Kền đầu têu rủ cả bọn đi man ếch. Lượn dọc mấy bờ mươngdẫn nước vào ruộng chỉ nghe tiếng ếch kêu mà không tóm được mấy con. Kền bảo phảilên nghĩa địa, nhất định các huyệt đã bốc mộ, nước đọng, ếch nhiều. Cả lũ vừa đi vừa runsợ. Trăng hôm ấy mập mờ. Trời có vẻ nằng nặng. Đứng ở một huyệt đã bốc mộ giữanghĩa địa, bất giác mấy con đom đóm bay qua. Kền la: “Ma trơi!”. Lũ con gái sợ quá, lalàng và bu lấy nó. Không biết sao lần nào nó cũng ôm trọn được Út Liên trước khi cả bọnôm lấy nó. Lớp 8, Kền chủ động bày trò tập bơi cho mấy đứa đi chăn trâu ở suối. Tay đỡngực tay nâng đùi, khi thì một tay luồn vào giữa hai đùi từ phía sau lưng ra phía trước,lên bụng, nó nâng người cho lũ con gái tập bơi. Bì bõm. Bùm bũm. Nước bắn tung tóe.Cả bọn khoái chí cười vang khúc sông chiều. Riêng Kền không cười, mặt nó lúc tủm tỉm,lúc thì ngây ngây ra. Rồi ai cũng biết bơi. Ai cũng ra chiều hí hửng, biết ơn Kền lắm.Sau này lớn lên tôi mới biết, thằng Kền khôn lỏi, biết lợi dụng con gái từ hồi ấy. Nó lớntrước lũ trai như chúng tôi.***3. Khi tôi biết nhìn ngang, liếc trộm gá ...

Tài liệu được xem nhiều: