“Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúng dường, tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy “Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núi Tu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”. Bài viết này hy vọng thắp lên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiện có trong các ngôi chùa Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng phật điển hình ở Việt Nam TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUNGHIỆM VỀ VẺ ĐẸP TRONG TẠO TÁC CÁC PHO TƯỢNG PHẬT ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM NGND.PGS.TS. Lê Văn Tạo1 Tóm tắt: “Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúngdường, tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy “Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núiTu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”2. Về sau, trongđiện thờ của tông phái Đại thừa có thêm nhiều bộ tượng như: Bồ Tát bộ, Chư Thiên bộ,Minh Vương bộ, La Hán bộ, Hộ Pháp bộ, Thần bộ, Quỷ bộ… Ở Việt Nam từ thế kỷ XVIIcó thêm tượng Sư Tổ chùa, hay những vị đầy tâm đức, công đức gây dựng chùa, họ đềuxứng đáng được xem là “Bát phong xuy bất động” và xứng đáng được tán thán. Tạo táctượng Phật không chỉ là phục vụ sự cúng dường, tán thán mà đó còn là cách giúp ngườita “thức, ngộ” và “hoằng dương chân nguyên Phật Pháp”. Bài viết này hy vọng thắplên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiệncó trong các ngôi chùa Việt. Từ khóa: Tượng Phật, nghệ thuật tạo hình, mỹ thuật Việt Nam, chùa Việt. 1. Đặt vấn đề Trong cuốn “Kinh Đại thừa công đức tạo tượng Phật” do dịch giả Thích ThiệnThông dịch và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu chùa Từ Đàm viết lời giới thiệu năm1993 có đoạn: “Hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức… Tuynhiên, phải có đủ tướng tốt trang nghiêm, nếu không được toàn hảo thì ít ra cũng phảicó đủ những nét biểu hiện Đại trí, Đại từ, Đại giải thoát, hoặc phải đủ hai tướng: bạchhào và nhục kế, để khi nhìn vào, biết là tượng Phật, dễ phát khởi lòng kính tin thì mớicó công đức. Trái lại, tạo tượng Phật mà không biểu lộ được tướng gì của Phật và khinhìn vào cũng không biết đó là tượng Phật, không phát khởi được tín tâm, còn xemthường nữa, thì việc tạo tượng như vậy tất nhiên là không có công đức, lắm lúc cònmang tội nữa là khác”. Nghệ thuật tạo tác tượng Phật thực ra chỉ đạt được viên mãn nếu người tạo táchình ảnh Phật thực sự giác ngộ và bằng phương pháp vi tế để có thể “xóa bỏ vô minh đểđạt đến ánh sáng tuệ giác khởi phát ba minh”3. Để có hình tướng Phật, có được phần“chân xác” thì nhất thiết nghệ sĩ không thể chỉ dựa vào “lục căn”, hay “ngũ uẩn” mà1 Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Theo Kinh Vô Lượng Thọ.3 Theo Đại Tạng Kinh Việt Nam 3 minh là: Túc mạng minh (pubbe nivàsànussati nà.na); Thiên - nhãn -minh (dibbacakkhu hay sattàna.m cutùpapàta nà.na); Lậu - tận - trí (àsavakkhaya nà.na).68 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUthiếu nhân duyên khởi phát, bởi hành sự đó sẽ tạo khởi vọng niệm phân biệt thì đó sẽ làvô minh. Sau khi Phật Thích Ca viên tịch, ít nhất cho đến đại hội kiết tập lần III (thế kỷ IIITCN) dưới sự bảo trợ của vua Asoka tại thành Pataliputta thuộc Magadhan; cũng thờigian này, tại Kusinagara nơi mà Phật nhập niết bàn, khảo cổ học thế kỷ XIX phát hiệnnhiều mảnh vỡ của các tượng Phật và các cột trụ kinh Phật mà vua Asoka đã cho xâydựng. Điều này củng cố cho nhận định của chúng tôi rằng chuyện làm tượng để cúngdường, tán thán Đức Phật ít nhất cũng xuất hiện từ thế kỷ III TCN. Tuy nhiên, từ thời cổ trung đại đến nay, lớp hậu sinh dựa vào hình mẫu nào đểtạc tượng Phật cho chân xác? có ai nhìn thấy Đức Phật đâu mà tạc cho đúng? Vậy mớicó chuyện rằng, thần tướng của Phật biến hóa muôn dạng, muôn tướng, mỗi dân tộc,quốc gia căn cứ theo Tam Tạng Kinh4 mà nhận đoán, lại bị sự che phủ bởi “lớp sươngmù thời đại” mà khiến họ biểu đạt hình tướng Đức Phật hay các Bồ Tát dù cố gắng nhấtvẫn chỉ đạt được một phần nào đó mà thôi. 2. Những vẻ đẹp tiêu biểu hình tượng Phật ở Việt Nam 2.1. Bức tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam) niên đại thế kỷ III Bức tượng Phật được xem cổ nhất ở Việt Nam được đông đảo giới Phật học trênthế giới thừa nhận là bức tượng Phật ở Đồng Dương (Quảng Nam) cao 1m22, pho tượngbằng đồng thau, niên đại thế kỷ thứ III, thuộc vùng đất được gọi là kinh đô Phật giáocủa Chăm Pa cổ. Bức tượng tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp, thế Vô ủy ấn -Abhaya - mudra, mang phong cách đặc trưng nghệ thuật Nam Ấn và Sri Lanka đầucông nguyên. Bức tượng được cho là di vật truyền giáo từ bên ngoài đến Chăm Pa.Tượng thuộc nam tính, y phục cà sa bó sát (Uttarasanga), nếp vải chảy theo nhiều nếpmềm mại sát thân, khoác thêm bên ngoài một tấm khoác (Samghati), để trần bên vaiphải, theo điển tích đức Phật đang từ cõi “trời Đâu - suất” (Tusita) xuống. Giới mỹ học bàn nhiều về tượng có 32 tướng tốt rất điển hình5. Trong đó, đôibàn chân thể hiện một tướng tốt đầu tiên, mặt bàn chân sát khít với mặt đất. Tiếp đến làhai tay, hai chân, hai mắt và 3 ngấn chìm trên cổ, gộp lại thà ...