Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình đến một số tính chất đất tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất tại các mô hình nghiên có pHKCl ở các năm (2006-2011) đều ở dạng chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, dao động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng Pdt và Kdt ở mức nghèo đến trung bình dao động trong khoảng tương ứng là 13,07ppm đến 27,03ppm và 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Nhìn chung tính chất hóa học của đất nghiên cứu đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình đến một số tính chất đất tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 201 - 205 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG HỘ VEN HỒ HÒA BÌNH ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH Nguyễn Thị Tuyết1*, Nguyễn Thị Oanh2 2 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất tại các mô hình nghiên có pHKCl ở các năm (2006-2011) đều ở dạng chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, dao động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng Pdt và Kdt ở mức nghèo đến trung bình dao động trong khoảng tương ứng là 13,07ppm đến 27,03ppm và 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Nhìn chung tính chất hóa học của đất nghiên cứu đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu về diễn biến tính chất đất theo thời gian dưới các mô hình canh tác, sử dụng đất khác nhau. Từ khóa: mô hình rừng, độ che phủ, phòng hộ, tính chất hóa học đất MỞ ĐẦU* Đất là nhân tố cơ bản quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tích luỹ chất hữu cơ của cây rừng. Đặc điểm của đất đai quyết định rất lớn tới việc chọn loại cây trồng, sinh trưởng của rừng và cuối cùng là sự thành bại của các công tác trồng rừng [2]. Chính vì vậy nên việc phân tích lý hoá tính của đất tại các mô hình trồng rừng trong đó có các mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn là một vấn đề hết sức cần thiết để giúp cho việc lựa chọn các loài cây trồng phù hợp gớp phần bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được tiến hành tại các mô hình sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà là khu vực phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Thảm thực vật và môi trường đất trong các mô hình nghiên cứu sau: - Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu. (MH1): Trồng cây bản địa xen cây Dược liệu. Cây bản địa gồm 5 loài: Re gừng (Cinamomum obtussifolium), Giẻ đỏ * (Lithocarpus ducampii), Sao đen (Hopea odorata), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Pentophorum pterocarpum),. Các loài Dược liệu bao gồm có: Ba kích (Monrinda Officinalis), Sa nhân (Amonum ovoideum), Gừng (Zinziber officinalis). Phương thức trồng hỗn giao theo hàng dọc theo đường đồng mức. - Mô hình trồng luồng thuần loài (MH2) - Mô hình Nông Lâm kết hợp (MH3): Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen kết hợp với cây nông nghiệp: Na, Xoài, Ngô, Sắn, trồng theo phương thức một hàng cây lâm nghiệp xen 1 hàng cây nông nghiệp. - Mô hình làm giàu rừng (MH4): Khoanh nuôi rừng hiện có và bố trí trồng bổ sung theo rạch bằng các loài bản địa. - Mô hình cây bản địa đa tác dụng (MH5): trồng cây bản địa đa tác dụng, với các loài: Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium nigrum), Sấu (Dracotomelum duperreanum). - Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa (MH6): trồng Keo lai (Acacia Hybrid) xen cây bản địa. Keo lai có vai trò là loài cây phù trợ. Các loài bản địa được trồng trong mô hình có vai trò là những cây mục đích. 201 Nguyễn Thị Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa (MH7): trồng cây Cốt khí (phù trợ) xen cây bản địa. Ta tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng. - Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa (MH8): trồng Luồng (Dendrocalagamus babatus) xen cây bản địa. Các loài bản địa được trồng gồm Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng. - Đối chứng: không trồng rừng (ĐC). Phạm vi nghiên cứu - Các mô hình nghiên cứu được tiến hành tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà (MH1, 2, 3, 4, 5) và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình (MH6, 7, 8, ĐC). Thời gian từ năm 2006 đến năm 2011. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp ngoại nghiệp * Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức lặp lại 3 lần, trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất về điều kiện lập địa. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 0,6 ha. * Thu thập số liệu ngoài hiện trường: - Điều tra trạng thái thực vật bằng phương pháp lập ô định vị với diện tích 1000m2 (40x25m). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 16m2 (4x4m), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Sau đó ta tiến hành điều tra các chỉ tiêu như đếm số loài, độ che phủ, và sự xuất hiện các loài mới. - Thu thập số liệu về đất + Điều tra đất cũng được tiến hành trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tại mỗi ô thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện đất được chọn điển hình cho khu vực về độ dốc, hi ...

Tài liệu được xem nhiều: