Thông tin tài liệu:
Thiết kế ngòi nổ Lade là một yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển vũ khí phòng không. Bài viết trình bày một số kết quả phân tích quan trọng về sự ảnh hưởng của các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ Lade.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ Lade
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ QUANG HỌC
ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÀM VIỆC CỦA NGÒI NỔ LADE
Nguyễn Đức Thi1*, Nguyễn Trường Sơn1, Trần Hoài Linh2, Trần Xuân Tình1
Tóm tắt: Thiết kế ngòi nổ Lade là một yêu cầu cấp thiết trong việc phát
triển vũ khí phòng không. Bài báo trình bày một số kết quả phân tích quan trọng
về sự ảnh hưởng của các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ
Lade. Các kết quả được khảo sát và đánh giá một cách kỹ lưỡng trên cơ sở sử
dụng các tham số thực tế, có thể sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho các nghiên
cứu tiếp theo về ngòi nổ.
Từ khóa: Ngòi nổ lade, Hệ thấu kính, Góc mở chùm tia Lade, Khoảng làm việc, Vùng quan sát.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu phát triển ngòi nổ cho vũ khí phòng không là một yêu cầu quan
trọng trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc phòng. Gần đây, kỹ thuật ngòi nổ Lade
đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như khả năng chống nhiễu, độ chính xác
cao... Ngòi nổ lade ngày càng được ứng dụng nhiều trong các hệ thống vũ khí tiên
tiến, hiện đại, do đó, việc nghiên cứu phát triển ngòi nổ Lade là hết sức cần thiết.
Trong ngòi nổ lade, hệ thống quang học thu phát lade đóng vai trò quyết định đến
khả năng làm việc của hệ thống. Về mặt kết cấu, ví dụ như trên tên lửa phòng
không (TLPK) tầm gần, bộ phận phát (BPP) và bộ phận thu (BPT) của ngòi nổ
Lade thường được bố trí như mô tả trong hình 1.
Vị trí lắp bộ phận
phát và bộ phận
thu của ngòi nổ
lade
Hình 1. Vị trí ngòi nổ lade trên TLPK tầm gần V3C Darter.
Bài báo này đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của
các tham số quang học đến chất lượng làm việc của ngòi nổ cận đích sử dụng cảm
biến Lade. Đây là những kết quả nghiên cứu mang tính cơ sở, hữu ích cho các
nghiên cứu trong công tác cải tiến, thiết kế ngòi nổ Lade. Bài báo được tổ chức
thành 4 mục với Mục 1 là phần Đặt vấn đề. Mục 2 trình bày cấu trúc quang học
căn bản của ngòi nổ Lade và các phương pháp tính toán tham số kết cấu trong hai
mặt phẳng quan sát kinh tuyến và xích đạo. Các kết quả khảo sát, phân tích và
đánh giá được trình bày và thảo luận trong Mục 3. Mục 4 là phần kết luận và đề
xuất các vấn đề cần giải quyết trong tương lai.
2. CẤU TRÚC CỦA BỘ PHẬN QUANG HỌC TRONG NGÒI NỔ LADE
116 N. Đ. Thi,… , T. X. Tình, “Nghiên cứu ảnh hưởng … làm việc của ngòi nổ lade.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong ngòi nổ Lade của TLPK tầm thấp, bộ phận quang học thường có cấu trúc
căn bản như mô tả trong hình 2. Các trục quang của hai bộ phát - thu Lade đối diện
trong ngòi nổ được bố trí cùng nằm trong một mặt phẳng kinh tuyến. Để thuận tiện
cho việc thể hiện nguyên lý làm việc của một cặp phát – thu Lade trong mặt phẳng
kinh tuyến trên cùng một hình vẽ, các thông số về chiều rộng trong mặt phẳng kinh
tuyến tương ứng của các thành phần diện tích bề mặt mục tiêu được biểu diễn theo
tỷ lệ giảm nhỏ tương ứng.
*
lktpt
lkt ph1 lkt th1
S ph Fph1 Sth Fth1
f ph1 f th1
f ph 2 f th 2
Ymc ph Y Fph 2 Fth 2 Ymc th
mc ph
Ymc th
lkt ph 2 lkt th 2
A rmin
xmc ph , lkt mc ph xmc th , lkt mc th
kt ph kt th r*
r
kt ph1 kt th1
rmax
kt ph kt th
B C D E G H
kt ph 2 kt th 2
y ph yth
K lkt' pt
lx' dth Sth' S pt' '
S ph lx' d ph
lkt' th
lkt' ph
Hình 2. Cấu trúc và tham số của ngòi nổ Lade trong mặt phẳng kinh tuyến.
Trong hình 2 ta có:
- Các chỉ số “xđ” và “kt” tương ứng cho mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng kinh
tuyến; “ph” và “th” biểu diễn chỉ số tương ứng với BPP và BPT Lade. Sau đây, chỉ
nêu các tham số của mặt phẳng kinh tuyến và BPP. Các tham số trong mặt phẳng
xích đạo và BPT ...