Nghiên cứu ảnh hưởng của các vụ việc tiêu cực đến các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 412.40 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu cố gắng tìm ra ảnh hưởng đối với các ngân hàng sau các vụ việc tiêu cực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam đều bị ảnh hưởng sau các vụ bê bối lớn mặc dù ảnh hưởng lên danh tiếng của các ngân hàng sau các sự kiện này là chưa rõ ràng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các vụ việc tiêu cực đến các ngân hàng thương mại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC VỤ VIỆC TIÊU CỰC ĐẾN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM RESEARCH ON THE EFFECTS OF NEGATIVE CASES TO VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS Phạm Hồng Linh, Tạ Thanh Huyền, Đỗ Thu Hằng, Nguyễn Thị Diễm Hương Học viện Ngân hàng huyentt@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Trong vài năm trở lại đây, số lượng các vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đã đặt ra câu hỏi cho các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của chúng đối với ngân hàng. Các bằng chứng và lý luận đều chỉ ra rằng các vụ việc bê bối hay các sự kiện tổn thất hoạt động này không chỉ gây tổn cho các tổ chức xảy ra vụ việc còn về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của ngân hàng. Hậu quả có thể kéo theo bao gồm sự suy giảm giá trị cổ phiếu và vốn hóa thị trường; sự suy giảm dòng tiền dự kiến trong tương lai; mất khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai; phá hủy niềm tin vào ngân hàng và lợi thế cạnh tranh; suy giảm các mối quan hệ kinh doanh hiện tại hoặc tương lai và các nhà quản lý có thể áp đặt các gánh nặng tuân thủ lớn hơn. Bài nghiên cứu cố gắng tìm ra ảnh hưởng đối với các ngân hàng sau các vụ việc tiêu cực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam đều bị ảnh hưởng sau các vụ bê bối lớn mặc dù ảnh hưởng lên danh tiếng của các ngân hàng sau các sự kiện này là chưa rõ ràng. Một kết quả thu được khác của nghiên cứu là đã khái quát được các vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro hoạt động và sự kiện tổn thất hoạt động, rủi ro danh tiếng và tổn thất danh tiếng; lược khảo các nghiên cứu về các phương pháp đo lường ảnh hưởng danh tiếng, từ đó, thiết kế ra được một phương pháp có thể quan sát được ảnh hưởng của việc công bố thông tin lên giá trị của công ty trong điều kiện của Việt Nam; nghiên cứu cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy thị trường Việt Nam hoạt động khá hiệu quả. Từ khóa: Ngân hàng, rủi ro hoạt động, tổn thất danh tiếng, tổn thất hoạt động. ABSTRACT In the past few years, the increasing number of scandals in the banking sector appearing in the media raised questions for researchers about their influence on banks. Both theory and practice indicate that these scandals or operational loss events not only cause harm to the financial institutions but also seriously affect the reputation of the banks. Possible consequences include decline in stock value and market capitalization; decrease in expected future cash flow; losing current and potential customers; destroying trust in banks and competitive advantage; diminishing current or future business relationships and regulators may impose greater compliance burdens. The paper attempted to find impacts on banks after negative events. The findings of the study indicate that major scandals have a certain impact on Vietnamese banks, although the effect on their reputation is less clear. The other results of the study are generalizing theoretical issues related to operational risks and operational loss events, reputational risks and reputational losses; reviewing studies on methods of measuring reputational loss, which help to develop a model that can observe the influence of information disclosure on the value of a company in the context of Vietnam. The study also found some evidence that the Vietnamese market operates quite effectively. Key words: Bank, operational risk, operational loss, reputational risk, reputational loss. 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Rủi ro hoạt động và sự kiện tổn thất hoạt động Rủi ro hoạt động là một chủ đề luôn giành được nhiều sự quan tâm trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Định nghĩa rủi ro hoạt động đã được các học giả phát triển, sửa đổi trong một khoảng thời gian dài như Cooke (2004), Frame (2002) hoặc trong nghiên cứu của SAS (2007). Định nghĩa chính thức về rủi ro hoạt động được đưa ra từ Basel 2, theo đó, “Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không thành 598 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 công hoặc từ các sự kiện bên ngoài (BCBS 2003a, tr.2). Định nghĩa về rủi ro hoạt động này dựa trên cơ sở các nguyên nhân rủi ro hoạt động cơ bản được chia thành bốn loại: con người, quy trình, hệ thống và các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược, danh tiếng và hệ thống (BCBS 2001). Theo quan điểm kinh doanh, rủi ro hoạt động có thể được coi là rủi ro do sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng của một công ty dịch vụ tài chính, tức là những rủi ro phát sinh từ sự đổ vỡ trong quá trình sản xuất mà có bao gồm chuỗi giá trị của tổ chức. Khi rủi ro hoạt động xảy ra đồng nghĩa với việc xuất hiện các sự kiện tổn thất hoạt động. Basel 2, sự kiện tổn thất hoạt động được phân thành 7 nhóm chính bao gồm (1) Gian lận nội bộ; (2) Gian lận bên ngoài; (3) Thực tiễn về việc làm và an toàn tại nơi làm việc; (4) Khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh; (5) Thiệt hại đối với tài sản vật chất; (6) Gián đoạn trong kinh doanh và thất bại của hệ thống; (7) Thực hiện, phân phối và quản lý quy trình. Ủy ban tin rằng mỗi sự kiện nên được báo cáo riêng rẽ và đưa ra hướng dẫn về cái gì sẽ tạo ra một sự kiện (BCBS, 2002). 1.2. Rủi ro danh tiếng Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro danh tiếng. Định nghĩa đầu tiên về rủi ro danh tiếng là do Hội đồng Quản trị của Hệ thống Dự trữ Liên bang ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các vụ việc tiêu cực đến các ngân hàng thương mại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC VỤ VIỆC TIÊU CỰC ĐẾN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM RESEARCH ON THE EFFECTS OF NEGATIVE CASES TO VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS Phạm Hồng Linh, Tạ Thanh Huyền, Đỗ Thu Hằng, Nguyễn Thị Diễm Hương Học viện Ngân hàng huyentt@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Trong vài năm trở lại đây, số lượng các vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đã đặt ra câu hỏi cho các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của chúng đối với ngân hàng. Các bằng chứng và lý luận đều chỉ ra rằng các vụ việc bê bối hay các sự kiện tổn thất hoạt động này không chỉ gây tổn cho các tổ chức xảy ra vụ việc còn về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của ngân hàng. Hậu quả có thể kéo theo bao gồm sự suy giảm giá trị cổ phiếu và vốn hóa thị trường; sự suy giảm dòng tiền dự kiến trong tương lai; mất khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai; phá hủy niềm tin vào ngân hàng và lợi thế cạnh tranh; suy giảm các mối quan hệ kinh doanh hiện tại hoặc tương lai và các nhà quản lý có thể áp đặt các gánh nặng tuân thủ lớn hơn. Bài nghiên cứu cố gắng tìm ra ảnh hưởng đối với các ngân hàng sau các vụ việc tiêu cực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam đều bị ảnh hưởng sau các vụ bê bối lớn mặc dù ảnh hưởng lên danh tiếng của các ngân hàng sau các sự kiện này là chưa rõ ràng. Một kết quả thu được khác của nghiên cứu là đã khái quát được các vấn đề lý thuyết liên quan đến rủi ro hoạt động và sự kiện tổn thất hoạt động, rủi ro danh tiếng và tổn thất danh tiếng; lược khảo các nghiên cứu về các phương pháp đo lường ảnh hưởng danh tiếng, từ đó, thiết kế ra được một phương pháp có thể quan sát được ảnh hưởng của việc công bố thông tin lên giá trị của công ty trong điều kiện của Việt Nam; nghiên cứu cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy thị trường Việt Nam hoạt động khá hiệu quả. Từ khóa: Ngân hàng, rủi ro hoạt động, tổn thất danh tiếng, tổn thất hoạt động. ABSTRACT In the past few years, the increasing number of scandals in the banking sector appearing in the media raised questions for researchers about their influence on banks. Both theory and practice indicate that these scandals or operational loss events not only cause harm to the financial institutions but also seriously affect the reputation of the banks. Possible consequences include decline in stock value and market capitalization; decrease in expected future cash flow; losing current and potential customers; destroying trust in banks and competitive advantage; diminishing current or future business relationships and regulators may impose greater compliance burdens. The paper attempted to find impacts on banks after negative events. The findings of the study indicate that major scandals have a certain impact on Vietnamese banks, although the effect on their reputation is less clear. The other results of the study are generalizing theoretical issues related to operational risks and operational loss events, reputational risks and reputational losses; reviewing studies on methods of measuring reputational loss, which help to develop a model that can observe the influence of information disclosure on the value of a company in the context of Vietnam. The study also found some evidence that the Vietnamese market operates quite effectively. Key words: Bank, operational risk, operational loss, reputational risk, reputational loss. 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Rủi ro hoạt động và sự kiện tổn thất hoạt động Rủi ro hoạt động là một chủ đề luôn giành được nhiều sự quan tâm trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Định nghĩa rủi ro hoạt động đã được các học giả phát triển, sửa đổi trong một khoảng thời gian dài như Cooke (2004), Frame (2002) hoặc trong nghiên cứu của SAS (2007). Định nghĩa chính thức về rủi ro hoạt động được đưa ra từ Basel 2, theo đó, “Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không thành 598 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 công hoặc từ các sự kiện bên ngoài (BCBS 2003a, tr.2). Định nghĩa về rủi ro hoạt động này dựa trên cơ sở các nguyên nhân rủi ro hoạt động cơ bản được chia thành bốn loại: con người, quy trình, hệ thống và các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược, danh tiếng và hệ thống (BCBS 2001). Theo quan điểm kinh doanh, rủi ro hoạt động có thể được coi là rủi ro do sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng của một công ty dịch vụ tài chính, tức là những rủi ro phát sinh từ sự đổ vỡ trong quá trình sản xuất mà có bao gồm chuỗi giá trị của tổ chức. Khi rủi ro hoạt động xảy ra đồng nghĩa với việc xuất hiện các sự kiện tổn thất hoạt động. Basel 2, sự kiện tổn thất hoạt động được phân thành 7 nhóm chính bao gồm (1) Gian lận nội bộ; (2) Gian lận bên ngoài; (3) Thực tiễn về việc làm và an toàn tại nơi làm việc; (4) Khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh; (5) Thiệt hại đối với tài sản vật chất; (6) Gián đoạn trong kinh doanh và thất bại của hệ thống; (7) Thực hiện, phân phối và quản lý quy trình. Ủy ban tin rằng mỗi sự kiện nên được báo cáo riêng rẽ và đưa ra hướng dẫn về cái gì sẽ tạo ra một sự kiện (BCBS, 2002). 1.2. Rủi ro danh tiếng Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro danh tiếng. Định nghĩa đầu tiên về rủi ro danh tiếng là do Hội đồng Quản trị của Hệ thống Dự trữ Liên bang ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Tổn thất danh tiếng Tổn thất hoạt động Vốn hóa thị trường Rủi ro danh tiếngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 129 0 0 -
124 trang 109 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 81 1 0 -
9 trang 44 0 0
-
Khung hướng dẫn số 4480/BKHĐT-TH 2013
76 trang 42 0 0 -
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế
14 trang 41 2 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 trang 38 0 0 -
Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
9 trang 37 0 0 -
21 trang 36 0 0