Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.33 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ biến, đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và là nguồn thu nhập cao và ổn định. Khi sử dụng nồng độ chế phẩm Chitosan khác nhau tình hình phát sinh, phát triển và khả năng hạn chế các loại bệnh hại chính cũng khác nhau. Bệnh thối gốc phát sinh và gây hại từ khi cây đậu ra lá đến khi ra hoa, làm quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM CHITOSAN ĐẾN KHẢ NĂNG HẠN CHẾ MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY ĐẬU XANH LEO QUẢ TẠI HOẰNG HÓA, THANH HÓA TS. Lê Văn Ninh 1; Th.S Lê Hữu Cơ 1; KS. Hà Thị Nga 2 1 TÓM TẮT Rau xanh là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trở nên cần thiết với người tiêu dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tỉnh Thanh Hoá, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bước được quan tâm phát triển thông qua các đề tài, dự án. Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ biến, đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và là nguồn thu nhập cao và ổn định. Khi sử dụng nồng độ chế phẩm Chitosan khác nhau tình hình phát sinh, phát triển và khả năng hạn chế các loại bệnh hại chính cũng khác nhau. Bệnh thối gốc phát sinh và gây hại từ khi cây đậu ra lá đến khi ra hoa, làm quả. Bệnh gỉ sắt phát sinh và gây hại khi cây ra hoa rộ đến thu hoạch, càng về giai đoạn cuối thì bệnh càng nhiều. Bệnh héo xanh phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và mức độ hại năng nhất là ở giao đoạn phân cành và ra nụ. Nhìn chung ở tất cả các công thức đều bị nhiễm các bệnh (lở cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt) nhưng ở các công thức sử dụng chế phẩm chitosan nồng độ 1/100 thì tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh nhẹ nhất. Từ khóa: Chitosan; bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt 1. Đặt vấn đề Rau xanh là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, trở nên cần thiết với ngƣời tiêu dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tỉnh Thanh Hoá, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bƣớc đƣợc quan tâm phát triển thông qua các đề tài, dự án. Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ biến, đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và là nguồn thu nhập cao và ổn định. Đậu xanh leo cho thu hoạch nhiều lần, khoảng cách giữa các lần thu ngắn nên cần sử dụng các chế phẩm sinh học vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng quả đậu xanh leo. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm Chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại 1. Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức 2. Trạm trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 114 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 Hoằng Hóa,Thanh Hóa” 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài: 2.1. Mục đích: Đánh giá tác động của chế phẩm Chitosan đến sinh trƣởng, phát triển khả năng hạn chế bệnh hại trên đậu xanh leo, từ đó đề xuất đƣợc quy trình sử dụng hiệu quả chế phẩm này phục vụ sản xuất đậu xanh leo an toàn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu xanh leo tại Thanh Hóa. 2.2 Yêu cầu cần đạt: Xác định đƣợc ảnh hƣởng của chế phẩm Chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm) khi sử dụng ở các nồng độ khác nhau (1/100; 1/300; 1/500) đến khả năng hạn chế mức độ gây hại của một số bệnh (bệnh héo rũ gốc mốc trắng, lỡ cổ rễ, gỉ sắt....) và năng suất của đậu xanh leo. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Thời gian nghiên cứu Thực hiện vào vụ Đông năm 2012 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại xã Hoằng hợp, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá 3.2. Vật liệu nghiên cứu Giống đậu xanh leo TL1 có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống do Viện nghiên cứu Rau quả tuyển chọn. Đƣợc công nhận giống chính thức năm 2002. 3.3. Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu hiệu quả của Chitosan khi sử dụng theo các phƣơng pháp khác nhau để hạn chế một số bệnh hại chủ yếu trên đậu xanh leo + Đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lƣợng đậu xanh leo (đối với chỉ tiêu dƣ lƣợng thuốc BVTV, dƣ lƣợng Nitrat trong sản phẩm) khi sử dụng Chitosan. 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thí nghiệm (TN) bố trí trên đồng ruộng, nhắc lại 3 lần. Các ô TN đƣợc xắp sếp theo phƣơng pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Diện tích ô TN là 15m2 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi Mức độ nhiễm bệnh: + Bệnh lở cổ rễ (%): Tỷ lệ cây bị bệnh = Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra (sau mọc khoảng 7 ngày) - Chỉ số bệnh [(N1x1) + (N2x2) + (N3x3) +…+ (Nnxn)] Chỉ số bệnh (%) = * 100 Nxn Trong đó: n là số cá thể bị bệnh. 115 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 N là tổng số cá thể điều tra. Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên lá, ƣớc lƣợng tỷ lệ diện tích lá bị hại ở các thời điểm 15, 30, 45, 60, 75 và 90 ngày sau trồng. Phân cấp mức độ bệnh theo thang 9 cấp: Cấp 1: Không có lá bị bệnh Cấp 3: có < 20% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: có 20- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: