Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình tới trường sóng, trường dòng chảy khu vực Cửa Tùng - Quảng Trị bằng mô hình số
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.08 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình tới trường sóng, trường dòng chảy khu vực Cửa Tùng - Quảng Trị bằng mô hình số nghiên cứu sự thay đổi trường sóng và trường dòng chảy trong vùng dưới tác động của các công trình bằng mô hình toán sẽ mô phỏng, dự đoán và từ đó đưa ra biện pháp cần thiết để khắc phục những ảnh hưởng xấu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình tới trường sóng, trường dòng chảy khu vực Cửa Tùng - Quảng Trị bằng mô hình số Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH TỚI TRƯỜNG SÓNG, TRƯỜNG DÒNG CHẢY KHU VỰC CỬA TÙNG - QUẢNG TRỊ BẰNG MÔ HÌNH SỐ LÊ VĂN TUẤN (1), HOÀNG VĂN THÀNH (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cửa Tùng nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lĩnh - tỉnh Quảng Trị và là cửa sông của hệ thống sông Bến Hải, một trong 3 hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Trị (Hình 1). Đây là khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch, hoạt dộng dân sinh ven biển diễn ra sôi động. Tuy nhiên, sự có mặt của các công trình được xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ tới bức tranh thủy động lực và chế độ bồi tụ luồng lạch, xói lở bãi biển tác động tiêu cực tới nhiều hoạt động dân sinh, du lịch và kinh tế xã hội. QĐ Hoàng Sa QĐ Trường Sa Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu Cửa Tùng - Quảng Trị Năm 2010, Nguyễn Thọ Sáo đã nghiên cứu, đánh giá tác động công trình đến bức tranh thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị sau khi xây dựng kè phía Nam Cửa Tùng [1]. Nghiên cứu đã xác định được kè phía Nam tác động mạnh mẽ đến cả hướng sóng và dòng chảy, kè có tác dụng chắn gần như toàn bộ sóng Đông Nam, tạo nên vùng khuất ở trong cửa và ngăn dòng chảy do sóng dọc bờ từ phía Nam lên phía Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy kè đã giữ lại một lượng lớn cát ở phía Nam và hạn chế bồi lấp luồng lạch trong mùa sóng Đông Nam. Tuy nhiên, kè cũng có tác dụng đẩy sóng dọc bờ ra xa hơn, khiến nguồn bùn cát phía Nam ít có cơ hội tiếp cận cửa và bãi biển phía Bắc Cửa Tùng. Đó là nguyên nhân của hiện tượng thiếu hụt nguồn trầm tích bãi biển phía Bắc, làm mất cân bằng bùn cát và gây ra hiện tượng xói lở bờ biển [1]. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 30, 12-2022 169 Nghiên cứu khoa học công nghệ Đến năm 2013, Trần Thanh Tùng đã nghiên cứu chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát và đánh giá hiệu quả giải pháp nuôi bãi tại đây [2]. Nghiên cứu cho thấy, mỗi năm bãi biển bắc Cửa Tùng bị thiếu hụt một lượng bùn cát vào khoảng 31 600 m3, với hướng vận chuyển bùn cát chủ đạo là từ Bắc và Nam. Lượng bùn cát bị thiếu hụt này gây ra hiện tượng xói lở cho bãi biển khu vực bắc Cửa Tùng với chiều dày xói lở trung bình Hình 2. Sơ đồ bố trí công trình khoảng 0,3 m/năm. Tổng lượng bùn cát cần khu vực nghiên cứu 3 để tính toán nuôi bãi 95 000 m và chu kỳ nuôi bãi là 3 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm nuôi, bãi biển vẫn sẽ bị thoái lui 11 m và tốc độ xói lở bờ sẽ giảm dần theo thời gian [2]. Nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông thương mại giữa 2 bờ Nam - Bắc sông Bến Hải cũng như hoạt động đánh bắt thủy sản, giao thương với huyện đảo Cồn Cỏ, vào năm 2014, có xây dựng một số công trình xây dựng như: Cầu Tùng Luật, cảng cá Cửa Tùng, 2 kè phía Nam và phía Bắc Cửa Tùng (Hình 2). Sau khi các công trình trên được xây dựng đã có nhiều tác động tới bức tranh thủy động lực và môi trường biển tại khu vực Cửa Tùng. Hiện nay, bãi biển phía Bắc đang bị xói lở nghiêm trọng so với thời điểm trước khi các công trình được xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh du lịch của người dân nơi đây (Hình 3). 12/2008 8/2009 10/2009 11/2010 Hình 3. Một số hình ảnh xói lở bãi biển Cửa Tùng Nghiên cứu sự thay đổi trường sóng và trường dòng chảy trong vùng dưới tác động của các công trình bằng mô hình toán sẽ mô phỏng, dự đoán và từ đó đưa ra biện pháp cần thiết để khắc phục những ảnh hưởng xấu này. 170 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 30, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào... là tỉnh có khí hậu khá khắc nghiệt: Từ tháng 3 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, thường gây nên hạn hán; từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn, thường xảy ra lũ lụt [3]. 2.1.1. Chế độ gió Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt hơn 13m/s vào mùa hè (tháng 4) và gần 10m/s vào mùa đông (tháng 12). Theo số liệu đo gió tại Trạm Cồn Cỏ (17o10’N - 107o 21’E), hướng gió Tây Nam được thể hiện rõ trong ba tháng 3, 4, 5 và hướng gió Đông Bắc được thể hiện rõ trong ba tháng 10, 11, 12 (Hình 4), cụ thể hoa gió như sau: Mùa Tây Nam Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Mùa Đông Bắc Tháng 10 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình tới trường sóng, trường dòng chảy khu vực Cửa Tùng - Quảng Trị bằng mô hình số Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH TỚI TRƯỜNG SÓNG, TRƯỜNG DÒNG CHẢY KHU VỰC CỬA TÙNG - QUẢNG TRỊ BẰNG MÔ HÌNH SỐ LÊ VĂN TUẤN (1), HOÀNG VĂN THÀNH (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cửa Tùng nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lĩnh - tỉnh Quảng Trị và là cửa sông của hệ thống sông Bến Hải, một trong 3 hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Trị (Hình 1). Đây là khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch, hoạt dộng dân sinh ven biển diễn ra sôi động. Tuy nhiên, sự có mặt của các công trình được xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ tới bức tranh thủy động lực và chế độ bồi tụ luồng lạch, xói lở bãi biển tác động tiêu cực tới nhiều hoạt động dân sinh, du lịch và kinh tế xã hội. QĐ Hoàng Sa QĐ Trường Sa Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu Cửa Tùng - Quảng Trị Năm 2010, Nguyễn Thọ Sáo đã nghiên cứu, đánh giá tác động công trình đến bức tranh thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị sau khi xây dựng kè phía Nam Cửa Tùng [1]. Nghiên cứu đã xác định được kè phía Nam tác động mạnh mẽ đến cả hướng sóng và dòng chảy, kè có tác dụng chắn gần như toàn bộ sóng Đông Nam, tạo nên vùng khuất ở trong cửa và ngăn dòng chảy do sóng dọc bờ từ phía Nam lên phía Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy kè đã giữ lại một lượng lớn cát ở phía Nam và hạn chế bồi lấp luồng lạch trong mùa sóng Đông Nam. Tuy nhiên, kè cũng có tác dụng đẩy sóng dọc bờ ra xa hơn, khiến nguồn bùn cát phía Nam ít có cơ hội tiếp cận cửa và bãi biển phía Bắc Cửa Tùng. Đó là nguyên nhân của hiện tượng thiếu hụt nguồn trầm tích bãi biển phía Bắc, làm mất cân bằng bùn cát và gây ra hiện tượng xói lở bờ biển [1]. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 30, 12-2022 169 Nghiên cứu khoa học công nghệ Đến năm 2013, Trần Thanh Tùng đã nghiên cứu chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát và đánh giá hiệu quả giải pháp nuôi bãi tại đây [2]. Nghiên cứu cho thấy, mỗi năm bãi biển bắc Cửa Tùng bị thiếu hụt một lượng bùn cát vào khoảng 31 600 m3, với hướng vận chuyển bùn cát chủ đạo là từ Bắc và Nam. Lượng bùn cát bị thiếu hụt này gây ra hiện tượng xói lở cho bãi biển khu vực bắc Cửa Tùng với chiều dày xói lở trung bình Hình 2. Sơ đồ bố trí công trình khoảng 0,3 m/năm. Tổng lượng bùn cát cần khu vực nghiên cứu 3 để tính toán nuôi bãi 95 000 m và chu kỳ nuôi bãi là 3 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm nuôi, bãi biển vẫn sẽ bị thoái lui 11 m và tốc độ xói lở bờ sẽ giảm dần theo thời gian [2]. Nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông thương mại giữa 2 bờ Nam - Bắc sông Bến Hải cũng như hoạt động đánh bắt thủy sản, giao thương với huyện đảo Cồn Cỏ, vào năm 2014, có xây dựng một số công trình xây dựng như: Cầu Tùng Luật, cảng cá Cửa Tùng, 2 kè phía Nam và phía Bắc Cửa Tùng (Hình 2). Sau khi các công trình trên được xây dựng đã có nhiều tác động tới bức tranh thủy động lực và môi trường biển tại khu vực Cửa Tùng. Hiện nay, bãi biển phía Bắc đang bị xói lở nghiêm trọng so với thời điểm trước khi các công trình được xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh du lịch của người dân nơi đây (Hình 3). 12/2008 8/2009 10/2009 11/2010 Hình 3. Một số hình ảnh xói lở bãi biển Cửa Tùng Nghiên cứu sự thay đổi trường sóng và trường dòng chảy trong vùng dưới tác động của các công trình bằng mô hình toán sẽ mô phỏng, dự đoán và từ đó đưa ra biện pháp cần thiết để khắc phục những ảnh hưởng xấu này. 170 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 30, 12-2022 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào... là tỉnh có khí hậu khá khắc nghiệt: Từ tháng 3 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, thường gây nên hạn hán; từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn, thường xảy ra lũ lụt [3]. 2.1.1. Chế độ gió Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt hơn 13m/s vào mùa hè (tháng 4) và gần 10m/s vào mùa đông (tháng 12). Theo số liệu đo gió tại Trạm Cồn Cỏ (17o10’N - 107o 21’E), hướng gió Tây Nam được thể hiện rõ trong ba tháng 3, 4, 5 và hướng gió Đông Bắc được thể hiện rõ trong ba tháng 10, 11, 12 (Hình 4), cụ thể hoa gió như sau: Mùa Tây Nam Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Mùa Đông Bắc Tháng 10 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thủy động lực Chế độ bồi tụ luồng lạch Xói lở bãi biển Nguồn trầm tích bãi biển Ô nhiễm môi trường biểnTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 1
154 trang 98 0 0 -
Mô phỏng chất lượng nước sông Đáy giai đoạn 2025-2030
3 trang 46 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó
18 trang 33 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam
66 trang 32 0 0 -
Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 2
260 trang 32 1 0 -
Bài thuyết trình ô nhiễm môi trường biển
27 trang 30 0 0 -
Một số biện pháp chống ô nhiễm dầu trên biển
6 trang 27 0 0 -
Bài thuyết trình Ô nhiễm môi trường biển
19 trang 27 0 0 -
Giải đoán địa hình đáy ven biển bằng ảnh vệ tinh sử dụng học máy và điện toán đám mây
3 trang 25 0 0 -
Nghiên cứu đánh giá tác động của trường thủy động lực đến địa hình đáy biển đảo Nam Yết - Trường Sa
13 trang 23 0 0