Thông tin tài liệu:
Bài báo trình bày về phương pháp định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nông. Mô phỏng và đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số lớp đáy như vận tốc âm, mật độ môi trường đến độ chính xác quá trình định vị mục tiêu ngầm. Kết quả mô phỏng cho thấy sự thay đổi vận tốc âm, hệ số mật độ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng định vị. Yêu cầu tối thiểu khi đánh giá vận tốc âm là sai số ∆c ≤ 10m/s và hệ số mật độ là sai số ≤ 0.5 /dB.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy đến độ chính xác định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nông
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAM SỐ LỚP ĐÁY
ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM
TRONG VÙNG BIỂN NÔNG
Trịnh Đăng Khánh1, Trần Phú Ninh2*, Lâm Viết Huy3, Đoàn Thế Hoàng2
Tóm tắt: Bài báo trình bày về phương pháp định vị mục tiêu ngầm trong vùng
biển nông. Mô phỏng và đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số lớp đáy như vận
tốc âm, mật độ môi trường đến độ chính xác quá trình định vị mục tiêu ngầm. Kết
quả mô phỏng cho thấy sự thay đổi vận tốc âm, hệ số mật độ sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng định vị. Yêu cầu tối thiểu khi đánh giá vận tốc âm là sai số ∆c ≤ 10m/s và hệ
số mật độ là sai số ≤ 0.5 /dB.
Từ khóa: Mô hình truyền âm, Xử lý trường phối hợp, định vị, Vùng nước nông.
1. GIỚI THIỆU
Phát hiện và định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông sử dụng phương
pháp xử lý trường phối hợp (Matching Field Processing – MFP) đã được nghiên
cứu [1-3]. Trong [4-5] chỉ ra có thể định vị mục tiêu ngầm sử dụng một
hydrophone và định vị nguồn âm dải rộng có mức tín hiệu nhỏ trong vùng biển
nước nông với một hydrophone.
Đặc điểm truyền sóng trong vùng nước nông rất phức tạp, do vậy để định vị
mục tiêu trong vùng nước nông phải gắn chặt với các yếu tố môi trường. Hay nói
cách khác việc tính toán, mô hình hóa quá trình truyền âm chính xác sẽ quyết định
lớn đến chất lượng định vị mục tiêu ngầm. Khái niệm về phương pháp trường phối
hợp mang ý nghĩa là thuật toán định vị cần phối hợp với môi trường.
Trong [9] nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số môi trường đến việc mô hình
hóa âm và [10] nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sai số định vị. Kết quả, khi
các tham số môi trường thay đổi sẽ làm cho việc tính hàm Green và trường thay
thế sẽ sai lệch. Khi đó kết quả định vị cũng sẽ xảy ra sai số. Tuy nhiên [10] mới đề
cập đến sự thay đổi của các tham số lớp nước trong môi trường thử nghiệm.
Bài báo này trình bày phương pháp định vị nguồn âm dải rộng ở môi trường
nước nông sử dụng một hydrophone và nghiên cứu sự ảnh hưởng các tham số lớp
đáy đến chất lượng định vị. Phần đầu bài báo trình bày thuật toán định vị dùng
phương pháp xử lý trường phối hợp sử dụng một hydrophone và ảnh hưởng của
tham số lớp đáy đến chất lượng định vị; Phần tiếp theo trình bày về môi trường thử
nghiệm; Phần cuối đưa ra kết quả mô phỏng và kết luận.
2. THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THAM SỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐỊNH VỊ
Thuật toán định vị MFP dải rộng sử dụng 1 hydrophone dựa vào nguyên tắc
chia không gian cần quan sát thành các mắt lưới theo khoảng cách ri và độ sâu zj
(Hình 1). Tiếp theo, tính trường thay thế r ij tại điểm thu khi giả thiết nguồn phát ở
từng vị trí lưới với dữ liệu đo được tại hydrophone. Kết quả tương quan tốt nhất
giữa tín hiệu trường thay thế và giá trị đo được tại hydrophone r sẽ xác định được
vị trí nguồn [5].
40 T. Đ. Khánh, …, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số lớp đáy… trong vùng biển nông.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ
2
2
e ij
r rij (1)
Thuật toán định vị trong bài báo này sử dụng phương pháp bình phương tối
thiểu.
2 2
Khi đó tương quan tốt nhất ứng với giá trị e ij nhỏ nhất, hoặc giá trị 1 / e ij lớn
nhất sẽ xác định được vị trí nguồn L (Localization).
Tín hiệu trường thay thế ở hydrophone tương ứng với nguồn phát ở từng vị trí
mắt lưới r ij tính bằng công thức sau [5].
rij Gij .s n (2)
Hình 1. Minh họa thuật toán MFP với một hydrophone.
Ở đó Gij là ma trận tích chập của hàm Green cho một vị trí thu và phát cố định
tương ứng với mắt lưới ở vị trí ri, zj; s là véc tơ tín hiệu rời rạc theo thời gian; rij là
véc tơ đo được tại hydrophone; n là tạp âm môi trường.
Để tính ma trận tích chập Gij , phải tính giá trị hàm Green theo thời gian bằng
giải phương trình sóng [7]:
1 2 p
2 p (3)
c 2 t 2
Trong đó, p là áp suất âm, còn c là vận tốc âm.
Giá trị Hàm Green có thể tính trực tiếp theo phương trình (3) hoặc tính hàm
Green theo tần số, sau đó biến đổi ngược IFFT để nhận được hàm Green theo thời
gian. Như [3], có một số phương pháp tính hàm Green, trong đó có ...