Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức trong ngành ngân hàng Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.82 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sử dụng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với nhân viên trong ngân hàng TMCN Á Châu khu vực Nam Trung Bộ. Dữ liệu thu thập từ 203/250 nhân viên được xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức trong ngành ngân hàng Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN VIỆC CHIA SẺ TRI THỨC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Lê Chí Công - Trƣờng Đại học Nha Trang PGS.TS. Lê Công Hoa - Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Resreach on the affecting of organizational culture on knowledge sharing in the Vietnamese banking industry Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với nhân viên trong ngân hàng TMCN Á Châu khu vực Nam Trung Bộ. Dữ liệu thu thập từ 203/250 nhân viên được xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 05 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự chia sẻ tri thức: (1) Nhận thức về giá trị thương hiệu, (2) Sự tin tưởng, (3) Hệ thống thông tin, (4) Giao tiếp nhân viên, (5) Cơ cấu tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho phép quản lý ngành ngân đề xuất chính sách nhằm cải thiện văn hóa tổ chức để góp phần tăng khả năng chia sẻ tri thức giữa các nhân viên ngân hàng trong thời gian tới. Từ khóa: Văn hóa tổ chức; Chia sẻ tri thức; Ngân hàng Abstract This paper applied the direct interview techniques and detailed questionnaires with employees in Asia Commercial Bank of South Central region. Data was collected from staff working at Asia Commercial Bank, South Central region with sample size of 203/250 observations. Data collection was handled by reliability analysis through Cronbach's Alpha coefficient, EFA exploratory factor analysis, and linear regression model. Research results show that: five over six factors significantly affect the knowledge sharing: (1) Awareness of brand value, (2) Trust, (3) Information, (4) Communication of staff, and (5) Organizational structure. Research results allow bank managers to propose policy to improve organizational culture to increase knowledge sharing among bankers in the coming years. Keywords: Organizational culture; Knowledge sharing; Bank 1. Giới thiệu Trong nền kinh tế ngày nay, tri thức được coi là nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng và yếu tố tạo ra một lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho doanh nghiệp (Connelly và Kelloway, 2003). Vì thế việc quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên này là một trong những thách thức quan trọng mà các tổ chức ngày nay đang phải đối mặt. Các công ty trên thế giới đã nhận ra những ưu điểm của việc chia sẻ tri thức. Họ đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc vào hệ thống quản lý tri thức với mong muốn sẽ cải thiện được việc chia sẻ tri thức và nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể cho tổ chức. Nhiều tổ chức đã bắt tay vào quản lý tri thức như một chiến lược cốt lõi để nâng cao lợi thế cạnh tranh (Connelly và Kelloway, 2003). Trong đó, chia sẻ tri thức giữa các nhân viên và các phòng ban trong tổ chức là việc cần thiết để chuyển giao tri thức của cá nhân và nhóm vào tri thức của tổ chức, dẫn đến quản lý tri thức hiệu quả. Cho đến nay theo hiểu biết của tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề chia sẻ tri thức trong các lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng các nhân tố như nhận thức của người lao động về sự hỗ trợ của nhà quản lý, nhận thức của người lao động về các tương tác văn hóa- xã hội trong tổ chức, năng lực công nghệ tổ chức cũng như các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính) có ảnh hưởng trực tiếp lên sự chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức (Connelly và Kelloway, 2003). Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lập và Phạm Quốc Trung (2014) đã chỉ ra các yếu tố sự tin tưởng, cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin và hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng trực tiếp lên sự chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức. Như vậy, có sự đa 311 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG dạng trong tiếp cận những nhân tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức trong tổ chức đòi hỏi thực hiện nhiều nghiên cứu trong những bối cảnh khác nhau. Ngành ngân hàng trong những năm gần đây có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc thị trường, tăng khả năng tiếp cận khách hàng trước bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào môi trường kinh doanh quốc tế. Với đặc trưng là ngành dịch vụ có quy mô lao động lớn, đòi hỏi lao động có tri thức. Vì thế, làm thế nào để người lao động chủ động chia sẻ tri thức làm tăng giá trị cá nhân góp phần tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của tổ chức luôn là vấn đề được đặt ra đối với doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời, triển khai thành công quản lý tri thức là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành. Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này là phát triển mô hình nghiên cứu nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành văn hóa tri thức có ảnh hưởng như thế nào đến chia sẽ tri thức trong ngành ngân hàng. Việc phân tích đầy đủ mức độ tác động của các thành phần cấu thành văn hóa tri thức đến việc chia sẽ tri thức sẽ góp phần không nhỏ giúp những quản lý ngành và ngân hàng có chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò của người lao động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh chung của ngành. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Chia sẻ tri thức và vai trò của chia sẻ tri thức trong tổ chức 2.1.1. Chia sẽ tri thức Chia sẻ tri thức là một tập hợp các hành vi liên quan đến việc trao đổi thông tin hoặc hỗ trợ cho những người khác. Nó khác biệt với việc chia sẻ thông tin, là việc các nhà quản lý cung cấp các thông tin về tổ chức cho nhân viên (Al-Alawi, Al-Marzooqi, & Mohammed, 2007). Trong khi chia sẻ tri thức có tính chất của sự trao đổi qua lại thì chia sẻ thông tin có thể là đơn hướng và không được yêu cầu. Lee (2001) định nghĩa chia sẻ tri thức là quá trình ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: