Danh mục

Nghiên cứu bản Di chúc của Hồ Chí Minh

Số trang: 23      Loại file: doc      Dung lượng: 171.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã hơn bốn mươi năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng và để lạicho chúng ta một bản di chúc thiêng liêng, bất hủ! Thời gian càng lùi xa càng minh chứng chosức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của Di chúc trên tất cả các lĩnh vực. Như Thủ tướngPhạm Văn Đồng từng nói lúc sinh thời: “Bản di chúc tuy rất ngắn gọn (chỉ hơn 1000 từ)nhưng nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt độngcách mạng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bản Di chúc của Hồ Chí Minh LỜI MỞ ĐẦU Đã hơn bốn mươi năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng và để lạicho chúng ta một bản di chúc thiêng liêng, bất hủ! Thời gian càng lùi xa càng minh chứng chosức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của Di chúc trên tất cả các lĩnh vực. Như Thủ tướngPhạm Văn Đồng từng nói lúc sinh thời: “Bản di chúc tuy rất ngắn gọn (chỉ hơn 1000 từ)nhưng nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt độngcách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi mới của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lạinhững di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau”. Di chúc được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian từ tháng 5/1965 cho tới tháng5/1969. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quý báu, một tài sản vôgiá. Đây là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của vị anh hùnggiải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh – bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Dichúc chứa đựng giản dị mà súc tích những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tưtưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nayvà mai sau. Cho đến ngày nay, bản di chúc vẫn được coi là một văn kiện có giá trị lịch sửquan trọng mà trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính thực tiễn trên nền tảngchủ nghĩa nhân văn cao đẹp đã làm nên giá trị chân chính và bền vững của Di chúc Bác Hồ.Chính vì vậy, việc nghiên cứu bản Di chúc là một việc rất cần thiết khi nghiên cứu tư tưởngHồ Chí Minh.Đã có không ít bài viết, bài nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề này như:1.Hội thảo khoa học ”Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh-những giá trị lịch sử và thời đại”-Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 20092. Hội thảo khoa học “40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, tổ chức tại HàNội ngày 25/08/2009 Trong giới hạn của bài tiểu luận này,nhóm chúng tôi xin được trình bày về nội dung vàgiá trị trong bản di chúc của người. Bài tiểu luận của chúng tôi gồm những phần như sau: A. Lời mở đầu B. Phần nội dung: Nội dung bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh I. Giá trị của bản di chúc II. C. Kết luậnNội dung và giá trị trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. PHẦN NỘI DUNG I. NỘI DUNG BẢN DI CHÚC CỦA HỒ CHÍ MINH: 1. VÀI NÉT VỀ BẢN DI CHÚC: Tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình ảnh ghi lại tìnhcảm của toàn dân khắp bốn phương, và bản Di chúc của Bác Hồ kính yêu cũng được côngbố. Theo đó, năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Di chúc đầu tiên gồm 4 trang, dotự tay Người đánh máy ở cuối trang đề ngày 15-5-1965. Bản Di chúc Người viết năm 1965 làbản duy nhất hoàn chỉnh, dưới có chữ ký của Người và bên cạnh có chữ ký chứng kiến củađồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ. Năm 1968 Người viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay. Ngày 10-5-1969Người viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay (những năm 1966, 1967không có bản viết riêng). Bản Di chúc công bố năm 1969 chủ yếu dựa vào bản Người viết năm 1965 (trong đóđoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần đầu bản viết năm 1968). Đến năm 1989, Bộ Chính trị cho phép công bố các Bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ ChíMinh. Căn cứ theo tài liệu công bố của Bộ Chính trị (trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập –Tập 12) các Bản thảo Di chúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian Người viết, các bản búttích được in trước, sau đó các bản đánh máy và bản in được in tiếp sau đó. Cuối cùng là bảnDi chúc công bố chính thức năm 1969. 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM: Đến năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe của Người giảmsút so với những năm trước đó. Người cho rằng, ở tuổi 75 Người thuộc lớp người “xưa nayhiếm”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Người dựbáo “Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng được mấy năm thángnữa”. Rõ ràng Hồ Chí Minh đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ởcuối cuộc đời mình. Từ dự cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tómtắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anhkhác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”. Vì vậy, NgườiNội dung và giá trị trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những lời căn dặn tâm huyết cho nhândân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức khỏe giảm sút, nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minhvẫn nồng cháy một tình yêu lớn và tinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dântộc, với cách mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới.3.BẢN DI CHÚC CỦA NGƯỜI ...

Tài liệu được xem nhiều: