Danh mục

Nghiên cứu biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng củ khoai lang tím trong quá trình bảo quản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.76 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định phương pháp xử lý khoai lang tím thích hợp trước khi đưa vào bảo quản nhằm hạn chế tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng củ. Khoai lang tím được thu hoạch sau khi trồng 4,5 tháng, sau đó phân loại, làm sạch rồi được tiến hành xử lý bằng ba phương pháp: Sử dụng hóa chất NaClO và H2O2 với nồng độ 50, 100, 150.ppm trong thời gian 7 phút; zông tinh dầu quế và tinh dầu hương nhu nồng độ 200, 400 ppm trong thời gian 45 phút; xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 45oC, 50oC, 55oC trong thời gian 5, 10 và 15 phút...


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm ổn định chất lượng củ khoai lang tím trong quá trình bảo quản Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP XỬ LÝ SAU THU HOẠCH NHẰM ỔN ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CỦ KHOAI LANG TÍM TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN Hoàng Thị Lệ Hằng1, Nguyễn Đức Hạnh1, Trịnh Khắc Quang2, Nguyễn Thị Thu Hường1 1 Viện Nghiên cứu Rau quả 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Khoai lang tím sau khi thu hoạch nếu không có phương pháp bảo quản phù hợp sẽ làm cho chất lượng suy giảm rất nhanh. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định phương pháp xử lý khoai lang tím thích hợp trước khi đưa vào bảo quản nhằm hạn chế tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng củ. Khoai lang tím được thu hoạch sau khi trồng 4,5 tháng, sau đó phân loại, làm sạch rồi được tiến hành xử lý bằng ba phương pháp: Sử dụng hóa chất NaClO và H2O2 với nồng độ 50, 100, 150 ppm trong thời gian 7 phút; Xông tinh dầu quế và tinh dầu hương nhu nồng độ 200, 400 ppm trong thời gian 45 phút; Xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 45oC, 50oC, 55oC trong thời gian 5, 10 và 15 phút. Kết quả cho thấy sử dụng dung dịch NaClO nồng độ 100 ppm ngâm củ khoai lang với thời gian 7 phút cho hiệu quả tốt nhất trong việc giảm tỷ lệ hư hỏng sau 2 tháng bảo quản mà không ảnh hưởng đến thành phần hóa lý của củ. Từ khóa: Khoai lang tím, bảo quản, xử lý hơi nước nóng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ khoai lang tím. Khoai lang tím Nhật Bản đang được trồng tập trung với quy mô lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu để xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù diện tích và sản lượng khoai lang tím liên tục gia tăng, nhưng các vấn đề về sau thu hoạch chưa được quan tâm thực hiện. Hiện tại, vẫn áp dụng việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng thủ công truyền thống như bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất hay bằng cách ủ cát khô. Do vậy, số lượng sản phẩm được bảo quản tuy nhiều nhưng chất lượng bảo quản không cao, thời gian bảo quản rất ngắn với tỷ lệ hư hỏng cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu một số biện pháp xử lý củ sau thu hoạch để ổn định chất lượng khoai lang tím, có thể giúp cải thiện tình trạng bảo quản khoai lang sau thu hoạch hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý ngâm trong 7 phút với dung dịch NaClO (nồng độ: 50, 100, 150 ppm) và dung dịch H2O2 (nồng độ: 50, 100, 150 ppm). Công thức đối chứng không xử lý. Các mẫu sau đó được để khô và tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30320C, độ ẩm 80 – 85%). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 ngày bảo quản . II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Khoai lang tím giống Nhật Bản Murasakimasari được trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; thu hoạch sau trồng 4,5 tháng. - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của xử lý tinh dầu thực vật đến hiệu quả bảo quản và chất lượng khoai lang tím. Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý bằng cách xông tinh dầu quế hoặc tinh dầu hương nhu nồng độ 200 và 400 ppm trong thời gian 45 phút. Các mẫu được tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30- 320C, độ ẩm 80 – 85%). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 bảo quản. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của xử lý hơi nước nóng đến hiệu quả bảo quản và chất lượng khoai lang tím. - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của xử lý hóa chất đến hiệu quả bảo quản và chất lượng Khoai lang tím sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch sau đó xử lý bằng cách 481 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM xông hơi nước nóng ở nhiệt độ 450C, 500C, 550C trong thời gian 5, 10 và 15 phút. Các mẫu được tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30- 320C, độ ẩm 80 – 85%). + Xác định hàm lượng đường tổng số bằng phương Graxianop (hay phương pháp Ferixianua). Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ nảy mầm (%), hàm lượng đường tổng số (%) sau 15, 30, 40, 50 và 60 ngày bảo quản. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm SAS 9.0 * Phương pháp phân tích hóa lý + Tỷ lệ thối hỏng: X (%) = [M2 : M1] x 100, trong đó M1 là tổng khối lượng khoai lang theo dõi, M2 là tổng số khối lượng củ bị thối hỏng. + Tỷ lệ mọc mầm: X (%) = [M2 : M1] x 100, trong đó M1 là tổng khối lượng khoai lang theo dõi, M2 là tổng số khối lượng củ bị mọc mầm. * Phương pháp xử lý thống kê III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hóa chất đến hiệu quả bảo quản và chất lượng của khoai lang tím 3.1.1. Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím trong quá trình bảo quản Bảng 1: Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến tỷ lệ thối hỏng của khoai lang tím (%) Loại hóa chất Nồng độ (ppm) 50 100 150 50 NaClO 100 150 Đối chứng (không xử lý) CV(%) H2O2 15 0 0 0 0 0 0 2,76 Thời gian theo dõi sau xử lý (ngày) 30 40 50 b a 6,54 9,29b 4,22 e b 3,56 5,78 8,43c c b 3,73 5,76 7,94d 3,66d 5,75b 7,99d f c 4,36 6,14e 2,46 f c 2,42 4,34 6,10e 4,94a 6,58a 10,67a 0,8 0,7 2,17 60 12,03b 11,13c 9,22e 10,29d 7,58f 7,55f 14,34a 2,0 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Qua kết quả trên bảng 1 cho thấy, trong 15 ngày đầu bảo quản chưa có hiện tượng thối hỏng xảy ra đối với các công thức được xử lý bằng hóa chất, trong khi hiện tượng thối hỏng đã xảy ra ở mẫu đối chứng (với tỷ lệ 2,76%). Điều này cho thấy, việc sử dụng các hóa chất xử lý củ đã có tác dụng giảm tỷ lệ thối hỏng rõ rệt. Đến cuối kỳ theo dõi, tỷ lệ thối hỏng giữa các công thức có sự khác biệt tin cậy. Mẫu đối chứng có tỷ lệ thối hỏng cao nhất, tiếp đến là các công thức xử lý với H2O2 và tốt nhất là các công thức xử lý với NaClO. Trong đó, hai công thức xử lý với NaClO ở nồng độ 100 ppm và 150 ppm cho tỷ lệ thối hỏng thấp nhất lần lượt là 2,46%; 2,42% sau thời gian 1 tháng và 7,58%; 7,55% sau 2 tháng bảo quản. Điều này cho thấy, tác dụng giảm ...

Tài liệu được xem nhiều: