Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 555.87 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xác định một số loài cá có dịch vụ văn hóa (một dạng của dịch vụ hệ sinh thái) trong đời sống của một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Các dịch vụ văn hóa từ cá trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là giải trí - du lịch, tâm linh - tập tục; Các dịch vụ văn hóa khác như phát triển nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ chưa có nhiều dẫn liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA MỘT SỐ LOÀI CÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI Trần Đức Hậu1,*, Đỗ Thị Ngọc Ánh2, Ngô Thanh Xuân3, Trương Xuân Cảnh4 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 3 Trường THPT Chuyên Lào Cai, 4 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam * Email: hautd@hnue.edu.vn Tóm tắt: Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai do nơi đâycó lợi thế đa dạng văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số, đa dạng về điều kiện tự nhiên và có nhiều loài động, thực vậtquý hiếm, đặc hữu. Lào Cai là tỉnh có tiềm năng đa dạng sinh học cá và thuận lợi nuôi trồng các loài cá nước lạnh vì cóhệ thống thủy vực đa dạng và điều kiện khí hậu phù hợp. Tuy nhiên, thông tin về giá trị các loài cá trong phát triển dulịch gắn với văn hóa cộng đồng chưa được chỉ rõ và khai thác hiệu quả. Dựa trên tổng quan tài liệu, bài báo xác địnhmột số loài cá có dịch vụ văn hóa (một dạng của dịch vụ hệ sinh thái) trong đời sống của một số cộng đồng dân tộc thiểusố. Các dịch vụ văn hóa từ cá trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là giải trí - du lịch, tâm linh - tập tục; cácdịch vụ văn hóa khác như phát triển nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ chưa có nhiều dẫn liệu. Những dịch vụ nàygóp phần thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến với địa phương. Bài báo cũng phân tích vai trò của dịch vụ văn hóa từ cácloài cá trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Từ đó, bài báo đề xuất các bướcđể tăng cường gắn kết giữa dịch vụ văn hóa từ các loài cá với phát triển du lịch theo mục tiêu và chiến lược của tỉnhLào Cai. Từ khóa: Bảo tồn đa dạng sinh học cá, Dân tộc thiểu số, Dịch vụ văn hóa, Lào Cai, Lễ hội.1. GIỚI THIỆU Lào Cai một tỉnh vùng biên giới với 25 nhóm ngành dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09 %(dân tộc Mông, dân tộc Tày và dân tộc Dao chiếm hơn 50 %) [1]. Điều này tạo nên sự đa dạng văn hóa, là tiềmnăng để phát triển hoạt động du lịch văn hóa. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số đều có những nét văn hóa đặc trưng,tuy nhiên họ đều thể hiện tôn trọng đối với thiên nhiên và mỗi cộng đồng đều có quy ước để bảo vệ tài nguyênthiên nhiên [2]. Ví dụ đối với người Dao, các tri thức về tự nhiên thể hiện qua các tục ngữ, câu đố [3]. Các loài cácó vai trò nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, chúng là chủ đềtrong các lễ hội và một số hoạt động khác. Ở Lào Cai, đồng bào dân tộc thiểu số có 12 hoạt động sinh kế chính, chủ yếu các sinh kế về nông nghiệp [4].Sinh kế nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có vai trò tương đối quan trọng đối với cộng đồng dân tộc thiểu số ở LàoCai [4]. Mặc dù vậy, do địa hình miền núi nên nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn còn hạn chế và phân bố khôngđều. Lào Cai có tiềm năng cao về đa dạng sinh học các loài cá do có hệ thống sông suối đa dạng, đặc biệt là SôngHồng, nhiều khu bảo tồn, nhưng ít các điều tra về các loài cá ở đây. Hiện nay, với những tác động của tự nhiên vàcác hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh học. Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) trong bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay được các nhà khoa học quantâm và áp dụng. DVHST là “Những lợi ích con người đạt được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấpnhư thức ăn và nước, các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất vàchu trình dinh dưỡng; các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích vật chất khác” [5].Tuy vậy, hiểu biết về DVHST và vận dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học chưa phổ biến ở Việt Nam [6], trong đócó tỉnh Lào Cai. Bài báo này giới thiệu và làm rõ vai trò các dịch vụ văn hóa của các loài cá trong đời sống củacộng đồng dân tộc thiểu số, từ đó góp phần định hướng phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học cá ở tỉnhLào Cai.Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 499gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai3.2. Phương pháp nghiên cứuCông trình này tổng quan các tài liệu về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, với những nét văn hóa đặc trưng,về tiềm năng đa dạng sinh học cá. Bài báo sử dụng các DVHST theo TEEB (2020) [7], trong đó dịch vụ văn hóagồm dịch vụ thẩm mỹ (như làm cảnh), giải trí và du lịch (như câu cá), tâm linh, tập tục địa phương và phát triểnnhận thức (như các hoạt động giáo dục).3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học cá và nuôi các loài cá nước lạnh ở Lào Cai Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng (dài130 km) và sông Chảy (dài 124 km). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ(trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên) [8]. Với hệ thống thủy văn phong phú, tỉnh Lào Cai có tiềm nănglớn về đa dạng các loài cá ngoài tự nhiên cũng như khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có mô hìnhnuôi cá nước lạnh (như cá tầm, cá hồi). Có thể thấy diện tích nuôi trồng cá cơ bản ổn định và sản lượng t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA MỘT SỐ LOÀI CÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÀO CAI Trần Đức Hậu1,*, Đỗ Thị Ngọc Ánh2, Ngô Thanh Xuân3, Trương Xuân Cảnh4 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 3 Trường THPT Chuyên Lào Cai, 4 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam * Email: hautd@hnue.edu.vn Tóm tắt: Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai do nơi đâycó lợi thế đa dạng văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số, đa dạng về điều kiện tự nhiên và có nhiều loài động, thực vậtquý hiếm, đặc hữu. Lào Cai là tỉnh có tiềm năng đa dạng sinh học cá và thuận lợi nuôi trồng các loài cá nước lạnh vì cóhệ thống thủy vực đa dạng và điều kiện khí hậu phù hợp. Tuy nhiên, thông tin về giá trị các loài cá trong phát triển dulịch gắn với văn hóa cộng đồng chưa được chỉ rõ và khai thác hiệu quả. Dựa trên tổng quan tài liệu, bài báo xác địnhmột số loài cá có dịch vụ văn hóa (một dạng của dịch vụ hệ sinh thái) trong đời sống của một số cộng đồng dân tộc thiểusố. Các dịch vụ văn hóa từ cá trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là giải trí - du lịch, tâm linh - tập tục; cácdịch vụ văn hóa khác như phát triển nhận thức, giáo dục và giá trị thẩm mỹ chưa có nhiều dẫn liệu. Những dịch vụ nàygóp phần thu hút, hấp dẫn khách du lịch đến với địa phương. Bài báo cũng phân tích vai trò của dịch vụ văn hóa từ cácloài cá trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Từ đó, bài báo đề xuất các bướcđể tăng cường gắn kết giữa dịch vụ văn hóa từ các loài cá với phát triển du lịch theo mục tiêu và chiến lược của tỉnhLào Cai. Từ khóa: Bảo tồn đa dạng sinh học cá, Dân tộc thiểu số, Dịch vụ văn hóa, Lào Cai, Lễ hội.1. GIỚI THIỆU Lào Cai một tỉnh vùng biên giới với 25 nhóm ngành dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09 %(dân tộc Mông, dân tộc Tày và dân tộc Dao chiếm hơn 50 %) [1]. Điều này tạo nên sự đa dạng văn hóa, là tiềmnăng để phát triển hoạt động du lịch văn hóa. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số đều có những nét văn hóa đặc trưng,tuy nhiên họ đều thể hiện tôn trọng đối với thiên nhiên và mỗi cộng đồng đều có quy ước để bảo vệ tài nguyênthiên nhiên [2]. Ví dụ đối với người Dao, các tri thức về tự nhiên thể hiện qua các tục ngữ, câu đố [3]. Các loài cácó vai trò nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, chúng là chủ đềtrong các lễ hội và một số hoạt động khác. Ở Lào Cai, đồng bào dân tộc thiểu số có 12 hoạt động sinh kế chính, chủ yếu các sinh kế về nông nghiệp [4].Sinh kế nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có vai trò tương đối quan trọng đối với cộng đồng dân tộc thiểu số ở LàoCai [4]. Mặc dù vậy, do địa hình miền núi nên nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn còn hạn chế và phân bố khôngđều. Lào Cai có tiềm năng cao về đa dạng sinh học các loài cá do có hệ thống sông suối đa dạng, đặc biệt là SôngHồng, nhiều khu bảo tồn, nhưng ít các điều tra về các loài cá ở đây. Hiện nay, với những tác động của tự nhiên vàcác hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh học. Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) trong bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay được các nhà khoa học quantâm và áp dụng. DVHST là “Những lợi ích con người đạt được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấpnhư thức ăn và nước, các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất vàchu trình dinh dưỡng; các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích vật chất khác” [5].Tuy vậy, hiểu biết về DVHST và vận dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học chưa phổ biến ở Việt Nam [6], trong đócó tỉnh Lào Cai. Bài báo này giới thiệu và làm rõ vai trò các dịch vụ văn hóa của các loài cá trong đời sống củacộng đồng dân tộc thiểu số, từ đó góp phần định hướng phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học cá ở tỉnhLào Cai.Nghiên cứu bước đầu về dịch vụ văn hóa một số loài cá trong phát triển du lịch 499gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai3.2. Phương pháp nghiên cứuCông trình này tổng quan các tài liệu về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, với những nét văn hóa đặc trưng,về tiềm năng đa dạng sinh học cá. Bài báo sử dụng các DVHST theo TEEB (2020) [7], trong đó dịch vụ văn hóagồm dịch vụ thẩm mỹ (như làm cảnh), giải trí và du lịch (như câu cá), tâm linh, tập tục địa phương và phát triểnnhận thức (như các hoạt động giáo dục).3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1. Tiềm năng đa dạng sinh học cá và nuôi các loài cá nước lạnh ở Lào Cai Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng (dài130 km) và sông Chảy (dài 124 km). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ(trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên) [8]. Với hệ thống thủy văn phong phú, tỉnh Lào Cai có tiềm nănglớn về đa dạng các loài cá ngoài tự nhiên cũng như khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có mô hìnhnuôi cá nước lạnh (như cá tầm, cá hồi). Có thể thấy diện tích nuôi trồng cá cơ bản ổn định và sản lượng t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo tồn đa dạng sinh học cá Dịch vụ văn hóa Dịch vụ hệ sinh thái Phát triển du lịch cộng đồng Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào CaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
112 trang 145 1 0 -
219 trang 108 2 0
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình
94 trang 60 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
9 trang 43 1 0 -
Đào tạo nhân lực phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn - tiềm năng, cơ hội và thách thức
4 trang 37 0 0 -
Bước đầu tổng quan dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Việt Nam
10 trang 36 0 0 -
Tổng quan về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
14 trang 31 0 0 -
26 trang 30 0 0
-
Vai trò của vốn xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An
9 trang 28 0 0 -
7 trang 28 0 0