Danh mục

Nghiên cứu bước đầu về thành phần loài rết Centipedes (Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 782.37 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của rết (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình được tiến hành vào tháng 3 và tháng 8 năm 2019. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: Khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng Phi lao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu bước đầu về thành phần loài rết Centipedes (Chilopoda) ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái BìnhBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00040 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI RẾT CENTIPEDES (Chilopoda) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, THÁI BÌNH Trần Thị Thanh Bình, Cao Thị Phương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Đức Hùng* Tóm tắt: Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của rết (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình được tiến hành vào tháng 3 và tháng 8 năm 2019. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng Phi lao. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 6 loài thuộc 5 giống, 4 họ của 4 bộ. Đây là những số liệu đầu tiên về thành phần loài rết cho khu vực nghiên cứu. Loài Rhysida longipes chiếm ưu thế ở khu vực nghiên cứu với số cá thể chiếm 55,56% tổng số cá thể thu được. Sinh cảnh rừng phi lao có đa dạng về rết đạt mức trung bình với 6 loài và chỉ số đa dạng H’ = 1,216; khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ có 2 loài, đa dạng về rết ở mức nghèo nàn với chỉ số đa dạng H’= 0,410. Từ khóa: Centipedes, Chilopoda, đa dạng, đất ngập nước, Tiền Hải.1. MỞ ĐẦU Rết là nhóm động vật đất có ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng như trong thựctiễn. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là thiên địch của một số nhóm côntrùng gây hại hoặc mang mầm bệnh, như gián, mối… Rết còn được biết đến như là một vịthuốc dân gian, chữa một số bệnh như trĩ, đau nhức, sang nhọt... Nghiên cứu gần đây chothấy nọc rết có tác dụng như một loại thuốc giảm đau, có thể được sử dụng thay thếmoorphin giảm đau trong y học (Yang et al., 2013). Đây là nhóm đã được nghiên cứunhiều trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam thì còn rất ít các nghiên cứu về nhóm này. Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được UBND tỉnh Thái Bình côngnhận theo Quyết định số 2159, ngày 26/9/2014. Đây cũng là khu bảo vệ hệ sinh thái rừngngập nước, sinh cảnh một số loài chim di cư theo Quyết định số 1976/QĐ-Ttg của Thủtướng chính phủ ngày 30/10/2014. Khu Bảo tồn có diện tích 12.500,00 ha với nhiều kiểusinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là sinh cảnh bãi cát ngập triều, tràng sậy và rừng ngậpmặn. Phi lao Casuarina equisetifolia được trồng trên các cồn cát với mục đích chắn gió,chắn cát. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Theothống kê chưa đầy đủ, đã xác định được 652 loài thuộc các nhóm thực vật nổi, thực vậtbậc cao, côn trùng, cá, bò sát lưỡng cư và chim. Nhiều loài thuộc ưu tiên bảo tồn bao gồm6 loài bò sát lưỡng cư và 7 loài chim. Trong 215 loài chim đã phát hiện tại khu bảo tồnthiên nhiên Tiền Hải, có 150 chim di cư. Nhiều loài chim có giá trị bảo tồn không nhữngtại Việt Nam mà còn được cộng đồng thế giới quan tâm như Cò Thìa mặt đen (NguyễnTrường Đại học Sư phạm Hà Nội*Email: hungnd@hnue.edu.vnPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 319Công Minh, Phạm Thị Thủy, 2018). Tuy nhiên, chưa có ghi nhận loài rết nào ở Khu Bảotồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền hải, Thái Bình trong các nghiên cứu trước đây (Tran etal., 2013, 2018, 2019). Vì vậy trong bài báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả nghiên cứu về đa dạng củarết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Đồng thời cũng xem xétmức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết ở các sinhcảnh của khu vực nghiên cứu.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là 72 mẫu rết được thu tại 2 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: khudân cư + đất nông nghiệp và rừng phi lao. Mẫu được thu tại các sinh cảnh trên tuyếnnghiên cứu bắt đầu từ rừng phi lao Cồn Vành có tọa độ N: 20o 16’ 24,9”; E: 106o 36’18,8” đến điểm cuối có tọa độ là N: 20o 16’ 06,2”; E: 106o 36’ 10,9” (hình 1). Hình 1. Tuyến thu mẫu rết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình Mẫu được thu vào tháng 3 và 8 năm 2019. Thu mẫu bằng nhiều cách khác nhau nhưlật đá; vạch thảm mục, cây mục; đào đất và phương pháp rây đất của Ghiliarov M. S.,(1976). Mỗi cá thể rết định hình và lưu giữ riêng trong từng lọ đựng mẫu có chứa cồn 70o. Định loại rết theo phương pháp so sánh hình thái, như các đặc điểm râu, tấm ngực,tấm hàm, chân cuối, lỗ thở, cơ quan sinh dục… với sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát, vẽmô tả và chụp hình. Định loại rết theo các tài liệu của Bonato L. (2004, 2010, 2012),Minelli A. (2011), Attem (1929, 1930, 1937, 1953), Schileyko (1992, 1995, 1998, 2007),Shinohara K. (1981) và Uliana M. (2007). Các chỉ số đa dạng được tính toán theo phần mềm Primer Ver.5.2.4 bao gồm các chỉsố về số loài, sự phong ...

Tài liệu được xem nhiều: