Mỗi bài ca là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa. Hai mặt này có quan hệ biện chứng với nhau. Bài viết nghiên cứu ca dao từ góc độ cấu trúc, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc hình thức và cấu trúc nghĩa trong một bài ca dao cụ thể của địa phương Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ca dao Quảng Nam từ góc độ cấu trúc văn bản
NGHIÊN CỨU CA DAO QUẢNG NAM
TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC VĂN BẢN
Bùi Thị Lân1
Tóm tắt: Mỗi bài ca là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất giữa cấu trúc hình
thức và cấu trúc ngữ nghĩa. Hai mặt này có quan hệ biện chứng với nhau. Bài viết thử
nghiên cứu ca dao từ góc độ cấu trúc, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc
hình thức và cấu trúc nghĩa trong một bài ca dao cụ thể của địa phương Quảng Nam.
Từ khóa: Cấu trúc văn bản, ca dao
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc tiếp cận các đặc trưng hình thức - ngữ nghĩa của các thể loại thơ
ca nói chung và thơ ca dân gian nói riêng từ góc độ ngôn ngữ học là hướng nghiên cứu
được nhiều người quan tâm. Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của lí thuyết phân tích
diễn ngôn, phân tích hội thoại, ngữ dụng học… các đặc trưng cấu trúc hình thức, ngữ
nghĩa của văn bản (trong đó có thơ ca) càng thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên
môn. Trong bài viết này, chúng tôi muốn thử vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại
để xem xét các yếu tố hình thức, các yếu tố nghĩa cũng như mối quan hệ giữa hình thức
và ngữ nghĩa của bài ca dao nổi tiếng xứ Quảng:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say.
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Coi nơi mô ơn trượng nghĩa dày bằng ta!
[2; 255]
Đây là bài ca dao được xếp vào loại những bài ca hay nhất của ca dao Quảng
Nam. Cái hay không chỉ ở tình đất tình người mênh mang, thấm đẫm mà còn nằm ngay
ở cấu trúc bài ca. Cấu trúc bài ca dao không thể lẫn lộn với bất cứ một bài ca dao của
địa phương nào. Bởi ở đó đã có sự hòa quyện chặt chẽ giữa hai mặt hình thức và nội
dung ý nghĩa.
2. Cấu trúc của bài ca dao “Đất Quảng Nam”
2.1. Cấu trúc hình thức của bài ca dao
Đây là bài ca dao được sáng tác theo thể song thất lục bát biến thể (biến thể ở hai
1.
TS, Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam
82
Bùi Thị Lân
câu lục bát). Vần, nhịp, thanh điệu của bài ca đều rất chuẩn, nhất là hai câu đầu của bài
ca dao: âm tiết thứ bảy trong câu thất trắc vần với âm tiết thứ năm trong câu thất bằng
theo đúng luật, các âm tiết này hiệp vần chính và thuộc loại vần nửa khép:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say.
Hai câu lục bát biến thể về số tiếng (câu bát có 9 tiếng) nên vần nhịp đã có sự
thay đổi so với nguyên thể: âm tiết thứ sáu của câu lục vần với âm tiết thứ bảy của câu
bát biến thể:
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Coi nơi mô ơn trượng nghĩa dày bằng ta!
Về từ ngữ, các từ ngữ địa phương được lựa chọn phân bố với một tỉ lệ vừa phải đã
làm nổi bật tính địa phương của bài ca dao. Vừa đọc, người đọc đã biết ngay đó là ca
dao của địa phương nào. Bởi mỗi câu đều chứa đựng một từ địa phương nơi đây. Mở
đầu bài ca, người đọc đã bắt gặp địa danh Quảng Nam. Địa danh này ngày trước được
tính từ Nam đèo Hải Vân (bao gồm cả Đà Nẵng hiện nay) cho đến Quảng Ngãi như ca
dao xưa có câu:
Quảng Nam là xứ tỉnh ta
Trong là Quảng Ngãi, ngoài là Thừa Thiên.
[1: 143]
Kế đến là từ ngữ chỉ đặc sản của quê hương đất Quảng: rượu Hồng Đào - một
loại rượu không có ở vùng đất nào khác và ở câu cuối cùng là đại từ nghi vấn “mô”
nằm trong tốp từ địa phưong mô, tê, răng, rứa… có từ toàn dân tương ứng là đâu, kia,
sao, vậy… Đặc biệt các từ ơn trượng, nghĩa dày là các từ “đặc sệt” Quảng Nam như
một lời tâm sự, phân bua, tỉ tê làm nao lòng người. Sự có mặt của các từ ngữ này đã
làm cho tính địa phương của bài ca dao thêm đậm nét. Cần lưu ý, hai câu đầu tác giả
dân gian dùng đà chứ không phải đã. Theo Từ điển tiếng Việt, đà cũng có nghĩa tương
tự như đã, là biến âm của đã. Nhưng ở đây đà không chỉ có ý nghĩa chỉ quá khứ đã qua
mà bao hàm cả ý niệm về thời gian vừa, mới, hay cả ba ngữ nghĩa: đã, đang và sẽ. Sức
mạnh truyền cảm của bài ca dao được lan tỏa nhờ từ đà. Và sự khác nhau cơ bản của
việc dùng đà so với đã là ở chỗ đà có sắc thái nhanh hơn, mau lẹ hơn và tất nhiên là
sâu đậm hơn, “trượng” hơn, “dày” hơn. Từ này diễn tả chính xác hơn tính cách nhạy
bén của con người xứ Quảng. Đến đây, bài ca làm người đọc liên tưởng đến hai câu ca
dao sau của vùng đất này:
Thương nhau hột luỵ nhỏ sa
Trong lòng tơ tưởng gan đà bầm gan.
[1: 189].
83
NGHIÊN CỨU CA DAO QUẢNG NAM TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC VĂN BẢN
Nếu thay từ đà bằng từ đã thì ắt hẳn lời ca sẽ khô cứng hơn và sức lan tỏa cũng
kém hơn nhiều.
Bài ca này có cấu trúc một lượt lời, chỉ có lời trao, không có lời đáp. Lời đáp là
để người nghe tự suy ngẫm, tự trả lời mỗi khi đọc lại, nghe lại. Kết cấu: chưa … đà
đã thể hiện sự mau lẹ, nhanh trí trong suy nghĩ, và đó cũng là sự tự tin, tự hào của con
người xứ Quảng.
Về nghệ thuật tu từ, biện pháp khoa trương, phóng đại đã được tác giả dân gian
khai thác sử dụng triệt để càng làm tăng tính chất khác thường của mảnh đất và con
người nơi đây: đất chưa mưa đà thấm; rượu chưa nhấm đà say. Thực ra đây chính là
cách nói quá sự thật của người xưa. Quảng Nam là tỉnh duyên hải miền Trung có bờ
biển dài gần 170 km, đất cát là loại đất chủ yếu của khu vực ven biển. Những bãi cát
tr ...