Danh mục

Nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật hướng đến phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.32 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Tp. HCM từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật hướng đến phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CƠ SỞSẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO TẠI HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Văn Nam1, Phạm Ngọc Hiệu2, Trịnh Trọng Nguyễn1 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hóc Môn, Tp.HCMTÓM TẮTMục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường(QLMT) đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ÔNMT) và hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV).Các phương pháp điều tra khảo sát, lấy và phân tích mẫu, phân tích SWOT đã được sử dụng. Kết quảnghiên cứu đã tìm hiểu hiện trạng sản xuất (quy mô, quy trình, nguyên vật liệu…) và đánh giá hiện trạngmôi trường nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo trên địa bàn huyện. Cụ thể, lượng nước thải phát sinh trungbình của CSSX bún, hủ tiếu, bánh phở lần lượt là 5,27; 1,84 và 5,33 m3/ngày; hàm lượng coliform, COD,BOD5 rất cao; khí thải từ lò hơi do sử dụng than và củi nên CSSX bún (bụi gấp 3 lần và CO gấp 2 lần),CSSX hủ tiếu (CO2 gấp 1,05 lần và CO gấp 4,3 lần) và CSSX phở (CO2 gấp 1,04 lần và CO gấp 3,5 lần);lượng CTR ước tính trung bình cho 01 CSSX là 36,65 kg/ngày.đêm chủ yếu là xỉ than và chất thải chănnuôi. Phân tích SWOT hiện trạng nghề sản xuất đã xác định được: 3S, 7W, 7O, 5T và vạch ra các chiếnlược (2 S-O, 2 S-T, 5 O-W và 2 W-T) nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất các sản phẩm từ gạo; Bêncạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) ngành nghề sản xuất:nhóm giải pháp quản lý (quy hoạch, giáo dục nâng cao nhận thức, áp dụng chế tài kinh tế và hỗ trợ kinhtế) và kỹ thuật – công nghệ (xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và mô hình sản xuất sạchhơn).Keywords: Bột gạo, giải pháp quản lý, huyện Hóc Môn, phát triển bền vững, sản xuất bún.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, hướng đến phát triển ngànhnghề quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tích hợp cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triểnquan trọng [1]. Ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêmnhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn [2].Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùngkinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của lương thực cũng tănglên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương thực hiện đại thì tồn tại song song là các sảnphẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.974Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập, đặc biệt là nguy cơ gây ÔNMT, ảnh hưởngđến sức khỏe người dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ÔNMT trong các làng nghềtruyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia tăng. Bởi ý thức bảo vệ môitrường còn thấp của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đã xả nước thải chưaqua xử lý trực tiếp ra môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra rất nghiêmtrọng ở các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam [1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9].Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có nhiều ngành nghề nông thônđang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản xuất các sản phẩm từ bột gạo như: bún, bánh phở,hủ tiếu... là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ.Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chấtthải. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến chấtlượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp của huyện này.Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề môi trường của các ngành nghề nông thôn làmột trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cầntìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề sản xuất các sản phẩm từ bột gạo đến môi trường,sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết 02 mục tiêu:(1) - Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tạihuyện Hóc Môn, Tp.HCM; và (2) - Phân tích lựa chọn và đề xuất một số giải pháp QLMT nhằm giảmthiểu ô nhiễm h ...

Tài liệu được xem nhiều: